PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG DI ĐỘNG SFONE 2.2.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động của mạng di động Sfone

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động SFONE (Trang 52 - 72)

d. Các đe dọa đối với Sfone (Threats)

2.3PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG DI ĐỘNG SFONE 2.2.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động của mạng di động Sfone

2.2.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động của mạng di động Sfone

- Sfone xây dựng cơ cấu tổ chức phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, có đầy đủ các bộ phận quan trọng cần thiết của một tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp: các chức năng kinh doanh, marketing, bán hàng,… đều được thành lập thành những phòng riêng, chuyên nghiệp hóa chuyên môn, không kiêm nhiệm công việc lẫn nhau, nhưng vẫn đảm bảo mối liên hệ phối hợp chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh.

- Bên cạnh đó, Sfone cũng xây dựng tốt tổ chức bộ phận hậu mãi: chăm sóc khách hàng, sửa chữa thiết bị,…

- Khối kỹ thuật được đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển chất lượng mạng Sfone.

- Bố trí trụ sở, chi nhánh, cửa hàng, trung tâm sửa chữa,… tại các vị trí trung tâm của các Thành phố lớn của cả nước, đồng bộ với tiến độ đầu tư vùng phủ sóng, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ khách hàng.

d. Đánh giá hoạt động kinh doanh

Đối với kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ của Sfone:

- Với việc phân loại kênh phân phối ra thành 3 mảng riêng biệt, Sfone đã thực hiện được tối ưu hóa phần nào hoạt động bán hàng của Công ty.

- Sfone áp dụng các chế độ ưu đãi, tỷ lệ hoa hồng và khen thưởng thỏa đáng đối với các đại lý.

- Tuy nhiên, lực lượng của các kênh phân phối còn ít, nhất là các đại lý kinh doanh điện thoại di động CDMA chỉ đạt mức 500 đại lý các loại trên toàn quốc so với khoảng 2.000 đại lý kinh doanh máy điện thoại là đại lý trực tiếp của các nhà cung cấp máy như Nokia, Samsung, Sony Errission, Motorola, v.v.

Đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi:

Sfone đầu tư khá lớn cho chi phí quảng cáo và khuyến mãi, chọn lựa các Công ty tư vấn quảng cáo chuyên nghiệp, do đó chất lượng và nội dung các chương trình quảng cáo, khuyến mãi tốt, xây dựng được thương hiệu và ấn tượng đối với khách hàng trên thị trường.

Tuy nhiên, Sfone vẫn chưa thể thành công với các công tác tiếp thị truyền thông khi đã mua dịch vụ tư vấn quảng cáo truyền thông từ các công ty quảng cáo hàng đầu tại Việt nam là vì các hạn chế về phát triển sản phẩm và dịch vụ chưa đồng bộ và kịp thời so với các mạng di động khác đã xuất hiện và phát triển từ những năm trước tại thị trường Việt Nam: đầu tư phủ sóng từng giai đoạn, thay đổi thói quen của người tiêu dùng sử dụng dạng điện thoại dùng SIM sang không dùng SIM,…

e. Đánh giá công nghệ, tính năng kỹ thuật của mạng di động Sfone

Mạng di động CDMA có những ưu điểm sau:

- Ưu điểm vượt trội của công nghệ CDMA là có dung lượng và tốc độ truyền dữ liệu lên đến 144kbps cho 2000-1X và 2Mb cho 2000 1X-EVDO, cao gấp nhiều lần so với các mạng thông tin di động khác. Chính vì ưu điểm đó, CDMA đã trở thành công nghệ vô tuyến phát triển nhanh nhất hiện nay.

- Bên cạnh đó, CDMA còn mang lại những tiêu chuẩn chung cho toàn cầu của thế hệ di động thứ 3 (3G) - hiện đã và đang trở thành xu hướng của công nghệ di động trên thế giới. Công nghệ CDMA thực sự mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích: Tính bảo mật cao, khả năng chống nhiễu rất tốt đem lại chất lượng cuộc thoại cao, hạn chế việc gián đoạn cuộc gọi, tốc độ truyền dữ liệu cao, bán kính phủ sóng tốt, tối ưu hóa công suất phát của thiết bị đầu cuối làm tăng thời gian đàm thoại và thời gian chờ. Đồng thời, công nghệ CDMA cũng giúp người dùng được sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như WAP (Cung cấp các thông tin cần thiết), truy cập Internet không dây tốc độ cao (Mobile Internet), chơi game trực tuyến (Game online), Xem phim theo yêu cầu.

- Một ưu điểm khác nữa của CDMA là nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ và đàm thoại. Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và dễ sử dụng.

- Không chỉ ứng dụng trong hệ thống thông tin di động, CDMA còn thích hợp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụđiện thoại vô tuyến cốđịnh với chất lượng ngang bằng với hệ thống hữu tuyến, nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa mới. Đặc biệt các hệ thống này có thể triển khai và mở rộng nhanh và chi phí hiện thấp hơn hầu hết các mạng hữu tuyến khác, vì đòi hỏi ít trạm thu phát.

Với những ưu điểm trên, hệ thống CDMA 2000 1x thuộc 3G được công bố chưa đầy 2 năm đã có hơn 20 nhà khai thác với số thuê bao hơn 24 triệu. Trung bình mỗi tháng tăng thêm 2 triệu thuê bao. Không chỉ truyền dẫn thoại, CDMA 2000 1x cho phép truyền dữ liệu dạng gói cung cấp hàng loạt ứng dụng vô tuyến tốc độ cao như: gửi nhắn tin trong môi trường đa truyền thông, ứng dụng Internet cho các thiết bị cầm tay…

Những bước nhảy vọt trong công nghệ CDMA 2000 cho phép chúng ta có quyền nghĩ đến một thế giới di động hoàn hảo trong tương lai. Thế giới di động là thế giới “Bất cứ ở đâu - bất cứ khi nào”.

Bên cạnh những ưu điểm trên, mạng CDMA có những nhược điểm sau: - Để đầu tư hoàn chỉnh, công nghệ CDMA đòi hỏi vốn đầu tư tốn kém hơn so với các công nghệ GSM.

- Để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA, người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng. Do đó, những người đang sử dụng các mạng di động khác trên công nghệ GSM không thể sử dụng các thiết bịđầu cuối (điện thoại, sim,…) trên mạng CDMA.

So sánh mạng di động CDMA với các mạng di động sử dụng công nghệ khác:

- Việt Nam đang sử dụng hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM dựa trên công nghệ TDMA. Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu. TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa, hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ latinh, Canada, Đông Á, Đông Âu. Còn công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc...

- Công nghệ đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA là công nghệ truyền sóng kỹ thuật số, cho phép một số người dùng truy nhập vào cùng một kênh tần số mà không bị kẹt bằng cách định vị những rãnh thời gian duy nhất cho mỗi người dùng trong mỗi kênh. Còn công nghệđa truy nhập phân chia theo mã CDMA là công nghệ trải phổ cho phép nhiều tần số được sử dụng đồng thời; mã hóa từng gói tín hiệu số bằng một mã khóa duy nhất và gửi đi. Bộ nhận CDMA chỉ biết nhận và giải mã. Công nghệ này có tính bảo mật tín hiệu cao hơn TDMA. Các chuyên gia CNTT Việt Nam cũng có nhận xét đối với góc độ bảo mật thông tin, CDMA có tính năng ưu việt hơn hẳn.

- Nhờ hệ thống kích hoạt thoại, hiệu suất tái sử dụng tần số trải phổ cao và điều khiển năng lượng, nên nó cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công nghệ GSM.

- Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi.

- Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau, vì thế tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này, hệ thống phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất phát. Các hệ thống analog và GSM hiện nay có khả năng điều khiển chậm và đơn giản, thuê bao không thể thay đổi mức công suất đủ nhanh, do đó phải luôn luôn phát ở công suất cao hơn vài dB so với mức cần thiết.

- Nếu tiếp tục phát triển GSM, hệ thống thông tin di động này sẽ phải phát triển lên WTDMA mới đáp ứng được nhu cầu truy cập di động các loại thông tin từ mạng Internet với tốc độ cao, thay vì với tốc độ 9.600 bit/giây như hiện nay, và so với tốc độ 144.000 bit/giây của CDMA.

Với ưu điểm về tốc độ truyền dữ liệu cao, dung lượng và bán kính phủ sóng của một Trạm phát sóng CDMA lớn gấp 4-5 lần so với một Trạm phát sóng của GSM, điều này cho phép Sfone đầu tư một số lượng trạm tương đương GSM nhưng có vùng phủ sóng rộng hơn hẳn. Do vậy, thời gian đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, Sfone đầu tư cơ sở hạ tầng theo quan điểm “Phủ sóng ở các khu vực thành thị, nơi tập trung các thuê bao điện thoại di động ở thị trường Việt Nam”. Cho đến tháng 6/2006, Sfone đã cơ bản hoàn tất phủ sóng toàn quốc. Bên cạnh đó, Sfone triển khai tiếp tục kế hoạch lắp đặt thiết bị giai đoạn 2 của năm 2006 nhằm đạt đến 2 mục tiêu quan trọng là: (1) nâng cấp hệ thống lên 2000 1x EVDO tại 5 thành phố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ; và (2) phủ kín – phủ dày sóng của mạng Sfone trên toàn quốc vào cuối năm 2006với 1.200 trạm BTS và khoảng 600 trạm khuếch đại tín hiệu.

Với số lượng trạm phát sóng như vậy, đến cuối năm 2006, Sfone có thể hoàn toàn tự tin về một hệ thống mạng hoạt động phủ sóng rộng khắp trên mọi miền của đất nước Việt Nam.

Dưới đây là bảng so sánh vềđầu tư cơ sở hạ tầng và vùng phủ sóng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hiện nay tại Việt Nam:

Bảng 2.2

So sánh tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng và phủ sóng của các mạng di động

MobiFone VinaPhone Viettel S-Fone Telecom VP Telecom Hanoi Phủ sóng 64/64 64/64 64/64 64/64 20/64 15/64 MSC 8 13 4 4 ~ 2 BSC 21 39 22 30 ~ 7 BTS 1.337 1.430 1.010 1.200 ~ 450 Nortel lắp đặt mạng vào tháng 7 năm 2005. Dung

lượng 4.9triTB ệu 5.6triệu TB 3 triệu TB 6 triệu TB

Thời gian hoàn tất

e. Đánh giá tình hình cung cấp thiết bị đầu cuối phục vụ mạng CDMA

So với các mạng di động thuộc hệ thống mạng GSM đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1994, 1995 đến nay thì thiết bị đầu cuối của mạng CDMA trên thị trường Việt Nam còn ít về số lượng, mẫu mã, chủng loại. Thêm vào đó, thời gian đầu Sfone tung ra điện thoại không SIM, khiến cho một số khách hàng sử dụng điện thoại loại này ngại thay đổi điện thoại, điều này càng làm cho cung và cầu về điện thoại di động CDMA không thể tăng nhanh chóng trên thị trường Việt Nam so với các mạng khác. Các nhà cung cấp điện thoại di động đã thống kê tại thời điểm cuối năm 2004, điện thoại di động CDMA chiếm thị phần nhỏ với khoảng 10.000 máy điện thoại di động bán ra/tháng so với 220.000 điện thoại di động bán ra/tháng trên thị trường.

Tuy nhiên, cùng với việc đưa vào sử dụng SIM, các chiến dịch phát triển khách hàng và các dịch vụ giá trị gia tăng nổi trội so với các mạng di động khác, thiết bịđầu cuối của mạng CDMA đã có chiều hướng cải thiện đáng kể.

Theo số liệu thống kê, Sfone đã nhập về trên 30 mẫu điện thoại, trong đó có những mẫu mã thời thượng của các thương hiệu lớn như Samsung, Nokia, Motorola, LG, Pantech, ZTE, UTStarcom, Sky, …Ngoài số chủng loại điện thoại trên, hiện nay trên hệ thống mạng Sfone đã có trên 500 mẫu mã máy di động, đăng ký sử dụng theo con đường hàng tự có hoặc xách tay về Việt nam. Loại thiết bị đầu cuối này có mặt đủ tất cả các tên tuổi sản xuất điện thoại di động trên thế giới, bao gồm từ những nhãn hiệu nổi tiếng quen thuộc đến những nhãn hiệu mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến.

Hiện nay, sau khi khảo sát thị trường, Sfone đang khẩn trương đàm phán với các Nhà sản xuất điện thoại di động tên tuổi như Nokia, Samsung, Motorola, LG, Kyocera,…để nhập vềđầy đủ những mẫu điện thoại di động có tính năng và giá cả từ thấp đến cao phù hợp với mọi thị hiếu của khách hàng; đặc biệt những mẫu điện thoại di động cao cấp nhằm khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trên nền công nghệ EVDO như VOD/MOD sẽđưa ra thị trường trong Quý 4/2006.

Bên cạnh đó, với việc áp dụng thẻ SIM vào hệ thống, Sfone cũng luôn khuyến khích - hỗ trợ các Đại lý, các Nhà nhập khẩu chủđộng nhập thêm điện thoại di động về kinh doanh, cùng với Sfone đa dạng hóa mẫu mã thiết bị đầu cuối trên thị trường Việt Nam.

f. Đánh giá một số dịch vụ đi kèm nổi bật của mạng di động Sfone

Bên cạnh việc thực hiện chức năng truyền thông, từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, mạng di động Sfone đã lần lượt cung cấp cho khách hàng các dịch vụ mới và nổi trội so với các mạng thông tin di động hiện hữu khác như:

Th nht: Cho phép khách hàng la chn linh hot đăng ký s dng dùng SIM hay không dùng SIM

Thị trường thông tin di động trên thế giới cho thấy có nhiều nhà khai thác cung cấp dịch vụ di động với máy dùng SIM (RUIM – Bộ phận ghi những thông tin

về thuê bao có thể tháo rời ra được); nhưng cũng có không ít mạng di dộng CDMA với hàng trăm triệu thuê bao sử dụng máy điện thoại không dùng SIM (UIM - Bộ

phận ghi thông tin về thuê bao cài cố định trên máy). Việc sử dụng SIM hay không SIM đều có những ưu điểm cũng như hạn chế riêng của mỗi hình thức. Hiện nay, việc sử dung máy không SIM cũng có những yếu tố tích cực và có đối tượng khách hàng ủng hộ như: bảo mật cao, hạn chế việc mất điện thoại, mượn máy điện thoại ngoài ý muốn,… Cho đến nay, tại thị trường Việt Nam chỉ có Sfone là mạng di động duy nhất hỗ trợ cả hai phương thức nêu trên, cho phép thuê bao có thể tùy ý lựa chọn hình thức dùng SIM hay không dùng SIM.

Th hai: Nhiu dch v trên th SIM vi dung lượng b nh ln nht hin nay

Song song với việc đưa SIM vào khai thác, Sfone lại là người đi tiên phong trong việc đưa được nhiều ứng dụng, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng vào thẻ SIM dựa trên sự tiến bộ của công nghệ về dung lượng bộ nhớ ngày càng lớn để phục vụ khách hàng của mình. Đến nay thẻ SIM của Sfone có dung lượng lên đến 64K, giúp khách hàng có thể luu được 1.000 sốđiện thoại trên thẻ SIM. Không dừng lại ở đó, Sfone đang tiếp tục phối hợp với các nhà sản xuất SIM nghiên cứu và đưa ra những

ứng dụng mới-hấp dẫn trên thẻ SIM có dung lượng bộ nhớ ngày càng lớn hơn – lên đến hàng Megabytes trong thời gian tới.

Th ba: Phương thc tính cước hp lý

Cho đến nay, Sfone luôn đi đầu trong việc đưa ra phương thức tính cước hợp lý, đa dạng và đặc biệt là có chú trọng đến lợi ích của khách hàng. Từ việc tính cước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động SFONE (Trang 52 - 72)