Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MẠNG DI ĐỘNG SFONE
3.2.4 Giải pháp về tổ chức quản lý
Một là: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO
Sfone cần phải có kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Phù hợp với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa thông qua việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, phong cách quản lý.
- Hoàn thiện và nâng cao trình độ quản lý trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của Sfone nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
- Nâng cao uy tín và thương hiệu Sfone, tăng khả năng cạnh tranh với các nhà đầu tư mạng di động khác.
Quá trình tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO cần được thực hiện theo tiến trình như sau:
- Nghiên cứu, xem xét, chọn lựa và ký kết hợp đồng với nhà tư vấn ISO có uy tín và kinh nghiệm để hạn chế các sai sót, tránh tình trạng hình thức mà không có chất lượng, không mang lại hiệu quả thực tế.
- Tiến hành triển khai áp dụng hệ thống quản lý ISO đồng thời tại văn phòng chính và các chi nhánh đại diện của Sfone để tạo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn doanh nghiệp, không kéo dài thời gian, phù hợp với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng đã phủ sóng toàn quốc, nhằm sớm rút ngắn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường viễn thông.
- Bố trí nhân lực phù hợp để hỗ trợ, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện tốt và đúng tiến độ kế hoạch công tác triển khai ISO trong doanh nghiệp, đồng thời đây cũng sẽ là nũng cốt để theo dừi tiến trỡnh thực hiện, kiểm tra giỏm sỏt và duy trỡ công tác vận hành hệ thống ISO tại đơn vị sau này. Thông thường nên chọn lọc nhân sự từ các khối, phòng ban,…để đảm bảo khả năng sâu sát trong từng bộ phận và có chuyên môn nghiệp vụ cao.
- Thực hiện tốt công tác tư tưởng và tổ chức các lớp huấn luyện về kiến thức ISO cho toàn thể nhân viên của Sfone, nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm của nhân viên trong việc hợp tác xây dựng, vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO lâu dài tại đơn vị.
Hai là: Cơ cấu lại và chuyên môn hoá Phòng Giá trị gia tăng
Để nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh khai thác dịch vụ giá trị gia tăng, chuẩn bị cho việc khai thác kinh doanh nội dung số, việc cơ cấu lại và chuyên môn hoá Phòng Giá trị gia tăng là rất cần thiết.
Với những phát triển, ứng dụng ngày càng lớn và tiềm năng doanh thu cao của công nghiệp nội dung số như đã phân tích ở trên, Phòng Giá trị gia tăng cần phải định hướng phát triển thành Phòng Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) nhằm đáp ứng và đón đầu sự phát triển tất yếu của ngành viễn thông.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Phòng Giá trị gia tăng là rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu và tăng thị phần của Sfone. Bên
cạnh chất lượng mạng di động, các dịch vụ giá trị gia tăng của Sfone sẽ phải thực sự trở thành mũi nhọn cạnh tranh với các mạng di động khác và là chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho Sfone khi mà thị trường di động tại Việt Nam đã trở nên bão hòa, các chương trình khuyến mãi cùng với lộ trình giảm cước viễn thông theo xu thế chung của khu vực và thế giới sẽ làm hạn chế mức tăng doanh thu của các nguồn thu cơ bản (cước thuê bao, cước thoại,…), thay vào đó sẽ là mục tiêu đẩy mạnh khai thác doanh thu mang lại từ các dịch vụ giá trị gia tăng: Sfone phải phấn đấu đẩy mức doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng đạt ít nhất 40% tổng doanh thu trong giai đoạn 2007-2010 và đạt 80% trong giai đoạn 2010-2020.
Trên tinh thần đó, Phòng Giá trị gia tăng cần phải tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ hiện nay và đảm trách thêm những nhiệm vụ mới như:
- Duy trì và tiếp tục khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản đã triển khai.
- Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, các dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử sẽ phát triển trong thời kỳ Việt Nam hội nhập WTO: ngân hàng di động, thanh toán kiểm tra tài khoản thông qua điện thoại, thông tin giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước, quảng cáo trên điện thoại,…
- Phát triển kinh doanh nội dung số trong các lĩnh vực có nhu cầu lớn trên thị trường như: trò chơi điện tử, giáo dục trực tuyến, thông tin theo yêu cầu, phim, truyền hình, nhạc số,….
Các bộ phận trong phòng cũng được phân công chuyên trách theo từng lĩnh vực cụ thể trong các loại hình dịch vụ giá trị gia tăng để có thể vừa phát triển theo chiều rộng, vừa phát triển chiều sâu, đảm bảo số lượng và chất lượng các dịch vụ khai thác. Cụ thể phòng Công nghiệp nội dung số gồm các bộ phận chính như sau:
- Bộ phận kế hoạch chiến lược: xây dựng, hoạch định các kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng
- Bộ phận các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản: duy trì và phát triển nội dung, chất lượng các dịch vụ phổ biến thông thường và đã khai thác như: nhắn tin dài,
nhắn tin quốc tế, nhạc chuông, gửi hình ảnh, nhạc tới các thuê bao khác, kiểm tra tài khoản,….
- Bộ phận các dịch vụ giá trị gia tăng cung cấp thông tin theo yêu cầu: cung cấp các thông tin thời sự, kinh tế, chứng khoán, kết quả xổ số, tra cứu danh bạ điện thoại, điểm thi, các dịch vụ bình chọn,…
- Bộ phận phát triển nội dung số: bắt đầu từ năm 2007 nghiên cứu và khai thác lĩnh vực kinh doanh công nghiệp nội dung số để chính thức đưa sản phẩm phục vụ thuê bao trên mạng vào quý 2/2007, và định hướng trở thành một trong những nội dung trọng yếu của các dịch vụ giá trị gia tăng cho những năm tiếp theo.
- Bộ phận sản phẩm: kiểm tra, hoàn chỉnh đưa sản phẩm khai thác trên mạng, kết hợp với phòng marketing quảng bá trên thị trường.
Số lượng nhân sự hiện nay của phòng Giá trị gia tăng là 15 người, sau khi phát triển thành phòng Công nghiệp nội dung số, dự kiến số nhân sự tăng lên thành 25 người trong năm 2007.