Định hướng phát triển của Sfone trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động SFONE (Trang 73 - 76)

d. Các đe dọa đối với Sfone (Threats)

3.1.2 Định hướng phát triển của Sfone trong thời gian tớ

Tính đến hết tháng 6/2006, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt trên 11,8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003. Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam sẽ có khoảng 15-16 triệu thuê bao di động, và đến năm 2010, con số này sẽ tăng lên từ 36 đến 43 triệu thuê bao. Tuy nhiên, quy luật sẽ theo chiều hướng giảm tốc độ tăng trưởng ''phi mã'' khi thị trường tiến dần tới mức bão hòa. Một số nhà dự báo cho rằng năm 2007 sẽ là năm cuối cùng của giai đoạn phát triển đỉnh cao bùng nổ thông tin di động tại Việt Nam. Khi đó, thay vì nhìn nhận sự bùng nổ về lượng thuê bao, cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của dịch vụ.

Hiện tại, công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động là giảm giá và khuyến mãi. Khi Việt Nam đã gia nhập ''sân chơi'' WTO, khả năng cũng như năng lực cạnh tranh của các mạng di động trong nước sẽ không thể chỉ trông chờ vào việc chạy đua giảm giá dịch vụ, hay khuyến mãi. Muốn tồn tại các nhà cung cấp mạng di động trong nước phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường dịch vụ giá trị gia tăng, ứng dụng công nghệ mới... Có

như vậy, khi hội nhập, doanh nghiệp trong nước mới đủ sức để cạnh tranh lành mạnh.

Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào WTO, các mạng di động trong nước sẽ được cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ tham gia niêm yết, mua bán cổ phần, phát triển thị phần. Động thái này tạo nên việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ cởi mở hơn, đối tác quốc tế sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc tham gia thị trường di động Việt Nam. Ngoài ra, từ trước đến nay, trong lĩnh vực viễn thông, phía đối tác chỉ được góp vốn và chia lãi với các doanh nghiệp Việt Nam, tức là theo loại hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Phía đối tác không được trực tiếp tham gia quá trình điều hành kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng tới đây, Việt nam sẽ dần cho phép thực hiện liên doanh trong kinh doanh khai thác dịch vụ viễn thông và phía đối tác sẽ được trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh đó, mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn.

Trong bối cảnh phát triển của thị trường viễn thông di động Việt Nam thời gian tới nhưđã phân tích ở trên, để tồn tại và phát triển lâu dài, trước hết Sfone phải xác định tiếp tục khai thác các thế mạnh hiện có của mình như: được hỗ trợ đầu tư vốn từ nước ngoài, nắm giữ công nghệ mạng di động tiên tiến, được tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO,…; đồng thời Sfone cũng phải có chính sách đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển các dịch vụ mới trên mạng, để nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường khi mà dịch vụ giá trị gia tăng, chất lượng mạng ổn định sẽ là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động.

Việc đưa dịch vụđiện thoại di động vào thị trường Việt Nam theo kế hoạch triển khai từng giai đoạn để giảm áp lực vốn đầu tư và thăm dò thị trường: Giai đoạn 1 (2003 – 2004) phủ sóng 13/64 tỉnh thành, giai đoạn 2 (2005) phủ sóng 40/64 tỉnh thành và giai đoạn 3 (2006) phủ sóng toàn quốc 64/64 tỉnh thành của Sfone là hợp lý, tuy nhiên chính trong giai đoạn này, việc hoàn chỉnh hệ thống phủ sóng và đảm bảo phủ sóng dày là nhiệm vụ quan trọng mà Sfone cần phải tiến hành nhanh

chóng đồng thời với việc phủ sóng toàn quốc, để nhằm nâng cao chất lượng và thương hiệu Sfone trên thị trường.

Đồng thời, Sfone cũng cần định hướng là nhà cung cấp dịch vụ và máy điện thoại di động CDMA cho thị trường Việt Nam.

Về phân khúc thị trường, thời kỳđầu của quá trình xâm nhập, Sfone đã phân khúc vào nhóm đối tượng thu nhập trung bình, độ tuổi từ 25 đến 40 và định vị thương hiệu là “Chất lượng thoại tốt nhất – Good sound quality” với câu khẩu hiệu slogan “Nghe là thấy – Hearing is seeing”. Trong thời gian từ năm 2006 trởđi, với hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn thiện và phủ sóng toàn quốc, Sfone cần tiếp tục tập trung hướng đến đối tượng khách hàng thu nhập khá và cao, thuộc mọi lứa tuổi, thành phần.

Cùng với thị trường điện thoại di động ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2003, khi MobiFone và Vinaphone đẩy nhanh lộ trình giảm cước, Sfone đã xác định mục tiêu phấn đấu đạt 500 ngàn thuê bao đến hết năm 2005, đạt 1 triệu thuê bao năm 2006, theo đà phát triển đó, để phát triển và giữ vững thị phần, Sfone cần đặt mục tiêu chiến lược năm 2010 đạt 6-7 triệu thuê bao (thị phần 21,1%) trong tổng số khoảng gần 40 triệu thuê bao toàn bộ thị trường dịch vụ điện thoại di động năm 2010, tiến tới Sfone đạt 10-12 triệu thuê bao (22,3% thị phần) trong tổng số khoảng 55-60 triệu thuê bao toàn bộ thị trường giai đoạn từ 2010 đến 2020. (Số liệu

chi tiết theo Bảng 3.1)

Với định hướng chiến lược như trên, Sfone phải xác định cho mình những mục tiêu hoạt động chính trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, phủ sóng dày và đảm bảo chất lượng sóng trên toàn quốc để đạt được mục tiêu của hệ thống di động là “bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu”.

- Chuyển từ công nghệ 3G lên 4G. Cải tiến, nâng cao chất lượng và triển khai thêm các dịch vụ giá trị gia tăng để khai thác tối đa các tiện ích của công nghệ CDMA. Khai thác doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia tăng chiếm tối thiểu 40%

trong giai đoạn 2007 tới 2010 và 80% trong giai đoạn 2010 đến 2020 trong tổng doanh thu hàng năm.

- Thu hút thêm vốn đầu tư và sự hỗ trợ của trong và ngoài nước.

- Củng cố và mở rộng hệ thống đại lý, các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách duy trì, phát triển khách hàng, thị phần trong thị trường viễn thông.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mạng di động SFONE (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)