VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Tại Pháp :
Kế toán ở Pháp tuân theo kế toán tư bản cho nên được phân thành kế toán tổng quát <đại cương> và kế toán phân tích :
+ Kế toán tổng quát như là một thực thể duy nhất, bắt buộc đối với tất cả các loại hình Xí nghiệp. Nó phản ánh toàn bộ tài sản, vật tư ,tiền vốn, tình hình mua bán, chi phí, các khoản thu nhập, tính toán kết quả ở dạng tổng quát .Số liệu của kế toán tổng quát là cơ sở để lập Bảng tổng kết tài sản và các Báo cáo kế toán khác, cung cấp tình hình tài chính của Xí nghiệp cho cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Kế toán phân tích phản ánh tình hình doanh thu, kết quả của từng loại hàng, từng ngành hoạt động, giá phí, giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất ... Kế toán phân tích là phương tiện giúp Ban giám đốc kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của Xí nghiệp mình.
Trong hệ thống tài khoản của Pháp, ban hành năm 1982 được chia làm 9 loại .Từ loại 1 đến loại 8 dùng cho kế toán tổng quát. Riêng loại 9 dùng cho kế toán phân tích. Các tài khoản loại 9 chỉ đối ứng với các tài khoản loại 9 thôi .
Điều 8 luật Thương mại Pháp bắt buộc mọi thương gia phải dùng sổ nhật ký để ghi chép hằng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Xí nghiệp. Như vậy, sổ Nhật ký là một loại sổ bắt buộc. Các trang sổ được đánh số và từng tờ sổ được chánh án toà án Thương mại hoặc Thị trưởng ký tắt .Sổ Nhật ký phải được lưu giữ trong vòng 10 năm kể từ sau ngày ghi chép nghiệp vụ cuối cùng .
Chi phí trong kế toán Pháp là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm mang lợi cho Xí nghiệp. Theo chế độ kế toán của Pháp thì toàn bộ chi phí được chia làm 3 loại:
+ Chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí tài chính
+ Chi phí đặc biệt <hay chi phí bất thường>
Trong từng loại, các chi phí lại được phân chia theo nội dung kinh tế của chúng .
Tại Pháp, giá thành bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong một đơn vị sản xuất thường người ta phân ra làm 3 loại giá phí cơ bản và trình tự tính giá thông qua 4 bước sau :
Bước 1 : Tính giá phí tiếp liệu
Giá phí tiếp liệu bao gồm giá trị NVL mua vào ghi trên hoá đơn và các chi phí về mua như : chuyên chở, bảo hiểm, bảo quản.
Bước 2 : Tính giá phí sản xuất
Giá phí sản xuất bao gồm giá phí vật liệu sử dụng trong sản xuất và các chi phí về sản xuất như : Nhân công, tu bổ sửa chữa, khấu hao ...
Bước 3 : Tính giá phí phân phối
Bao gồm các chi phí về tiêu thụ sản phẩm, chi phí vận chuyển, bao bì đóng gói, thuế, bảo hiểm .
Bước 4 : Tính giá thành sản phẩm
Bao gồm giá phí sản xuất cộng (+) với giá phí phân phối.
Các chi phí trong kế toán tổng quát được phân loại bản chất gọi là chi phí thông thường .Việc phân loại này không đủ điều kiện để tính toán các giá phí trong kế toán phân tích .Vì vậy các chi phí của kế toán tổng quát <đại cương >
mang sang kế toán phân tích phải được tái phân loại theo cơ năng .Ta có các cơ năng chủ yếu sau:
1. Cơ năng quản trị hành chính 2. Cơ năng tài chính
3. Cơ năng quản lý dụng cụ 4. Cơ năng tiếp liệu
5. Cơ năng sản xuất
6. Cơ năng phân phối hay cơ năng thương mại 2. Tại Mỹ và Canađa :
ở Mỹ và Canađa cùng phân loại chi phí ra thành nhiều loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau .Ví dụ như là phân loại chi phí theo khối lượng sản xuất thì chi phí được chia thành : Chi phí bất biến và chi phí khả biến .Phân loại chi phí thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, trong đó chi phí sản xuất gồm : Chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp và chi phí chung của nhà máy <hay còn gọi là chi phí nhà máy>.
Còn có cách phân loại chi phí thành : Chi phí lịch sử <là chi phí thực tế đã gánh chịu> và chi phí định mức <là chi phí phải gánh chịu xác định trước> .Các chi phí định mức được so sánh với chi phí lịch sử khi đánh giá kết quả .
Chi phí còn được phân thành : Chi phí thay thế <là chi phí để mua lại, để thay thế hoặc xây dựng lại tài sản> .Chi phí biên tế <là chi phí phụ trội hoặc bổ sung thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm >. Chi phí chênh lệch <nó cũng tương tự như chi phí biên tế. Đó là chênh lệch giữa các tổng chi phí thay đổi từ khối lượng sản xuất này đến khối lượng sản xuất khác, hoặc thay đổi từ phương pháp sản xuất này sang phương pháp sản xuất khác>.
Trong kế toán Mỹ, sử dụng 3 hệ thống và Báo cáo tồn kho : + Hệ thống định kỳ
+ Hệ thống đơn hàng dịch vụ sử dụng phương pháp liên tục
+ Hệ thống chi phí theo quá trình sản xuất cùng sử dụng phương pháp liên tục .
Trên Bảng tổng kết tài sản, chi phí tồn kho được xác định theo danh mục chi tiết các loại tồn kho cuối kỳ kế toán. Tồn kho được kiểm kê theo nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm hàng hoá. Sau đó cũng vào cuối chu kỳ kế toán, tính giá thành của hàng hoá được sản xuất và sau đó tính giá thành <chi phí > của hàng thực tế bán để làm Báo cáo thu nhập .
Như vậy, trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm về cơ bản giữa các nước không có sự khác biệt đáng kể, chỉ khác về tên gọi và các bước phân chia .Về nội dung thì do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng chỉ tiêu giá thành mà dẫn đến sự khác biệt trong tính toán, xác định phạm vi của giá thành.