HẠCH TOÁN CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ :

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 55 - 59)

THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ :

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá .Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại qua các bước sau :

Bước 1 : Mở sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí <phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm ...>. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, 631, 142, 335, 641, 642. Căn cứ để ghi sổ chi tiết các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc ,các bảng phân bổ <tiền lương ,BHXH, vật liệu, dụng cụ, khấu hao ...>, bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng.

Có thể sử dụng mẫu sổ sau :

Mẫu : Sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

Tài khoản : ... Phân xưởng : ... Sản phẩm, dịch vụ : ...

Chứng từ Diễn giải TK đối

ứng

Ghi Nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng Số Trong đó Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ ... ... Cộng phát sinh Ghi Có TK Dư cuối kỳ

Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán

Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm dịch vụ là các thẻ tính gía thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng vơí bảng khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Có thể mở sổ theo mẫu:

Mẫu : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ : Khoản mục chi phí Giá trị SPDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Giá trị SPDD Cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 2 3 4 1.chi phí NVLTT 2.Chi phí NCTT 3.Chi phí SXC Cộng

VI-ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN THÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN

Trong thực tế, việc tổ chức sổ kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Mỗi hình thức sổ có đặc điểm, tính chất và những mặt hạn chế riêng. Do vậy, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mỗi đơn vị có thể lựa chọn cho mình một hình thức sổ hợp lý. 1. Hình thức sổ Nhật ký chung (NKC) :

a) Điều kiện áp dụng: Thường sử dụng cho các Doanh nghiệp có quy mô

kinh doanh vừa và lớn, yêu cầu quản lý là cao. Số lượng tài khoản sử dụng nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao và thường áp dụng cho kế toán bằng máy vi tính.

b) Đặc điểm tổ chức sổ: Đặc điểm cơ bản của hình thức nhật ký chung là

tất cả các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát đều phải được ghi vào sổ NKC theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó thể hiện qua định khoản kế toán. Sau đó, lấy số liệu từ NKC để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Hình thức sổ Nhật ký-sổ cái (NK-SC):

a) Điều kiện áp dụng : áp dụng cho các Doanh nghiệp có loại hình kinh doanh

đơn giản ít phức tạp, phù hợp với những Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, số lượng TK sử dụng ít, trình độ nhân viên kế toán thấp, công việc ghi sổ kế toán bằng tay (thủ công ) và không có nhu cầu phân công lao động kế toán, yêu cầu quản lý không cao.

b) Đặc điểm tổ chức sổ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép

theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế để vào Nhật ký- sổ cái. 3. Hình thức sổ chứng từ ghi sổ(CTGS):

a) Điều kiện áp dụng: Được áp dụng trong các Doanh nghiệp có quy mô vừa

và nhỏ tính chất kinh doanh đơn giản không phức tạp, số lượng TK sử dụng không nhiều, yêu cầu quản lý không cao, trình độ nhân viên kế toán không cao áp dụng kế toán bằng tay hoặc bằng máy, và Doanh nghiệp có nhu cầu phân công lao động kế toán.

b) Đặc điểm tổ chức sổ: Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán giữa ghi sổ theo

thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trên sổ kế toán chi tiết chi phí

sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sổ cái các TK 154"chi phí sản xuất dở dang " hay TK 631 "Giá thành sản xuất " cùng các TK621, 622, 627

4. Hình thức sổ Nhật ký chứng từ (NKCT):

a) Điều kiện áp dụng: áp dụng cho những Doanh nghiệp có quy mô lớn, số

lương nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, số lượng TK sử dụng nhiều, Doanh nghiệp có tính chất kinh doanh phức tạp và đa dạng, yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán cao và đồng đều và công việc ghi chép bằng tay (thủ công) và Doanh nghiệp có nhu cầu phân công chuyên môn hoá cao trong lao động kê toán giữa các Phần hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Đặc điểm tổ chức sổ: NKCT là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp

và hệ thông hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các TK đối ứng. đông thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập Báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.

Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tiến hành các sổ chi tiết, bảng kê và các sổ NKCT. Cuối tháng dựa trên số liệu phát sinh trên sổ NKCT kế toán tiến hành các sổ cái tương ứng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 55 - 59)