Yếu tố che phủ và quản lý (C)

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 55 - 58)

Yếu tố này chỉ ra mức độ tác động của các hệ thống cây trồng và những khác biệt trong quản lý sử dụng đất đối với lượng đất bị mất do xói mòn. Các rừng và đồng cỏ là những hệ thống bảo vệ đất tự nhiên tốt nhất như đã từng được biết tới, tiếp đó là các loại cây trồng có khả năng che phủ cao thường được trồng mật độ dày như các cây ngũ cốc, các cây họ đậu... có khả năng bảo vệ đất khá tốt. Tuy nhiên, một số loại cây như ngô, đậu tương, khoai tây, trồng theo luống thường có khả năng che phủ thấp ở giai đoạn đầu khi mới trồng có thể làm tăng khả năng xói mòn lên rất nhiều.

Quan hệ giữa độ dốc và lượng đất bị xói mòn trên đất canh tác không được bảo vệ (Theo Lai, 1976)

Ðộ dốc của đất (%) Lượng đất bị mất (tấn/ ha/ năm)

1 3,5

5 37

10 49

15 115

Sự kết hợp giữa các loại cây trồng và khả năng duy trì lớp phủ bề mặt đất (bao gồm cả sự che phủ của các lớp cỏ giữa các băng cây trồng) theo thời gian trong năm thông qua các hệ thống luân canh hợp lý làm giảm xói mòn rất nhiều. Vì vậy chúng được gọi là "Hệ thống canh tác bảo vệ đất". Nếu hệ thống này để lại các tàn thể thực vật sau thu hoạch cũng sẽ làm giảm khá nhiều hiểm họa của xói mòn. Chúng ta có thể thấy rõ những tổn thất do rửa trôi khi canh tác theo phương pháp cổ truyền trên các sườn dốc trung bình ở một số vùng nhiệt đới:

Lượng đất bị xói mòn trên một số hệ thống canh tác ở vùng nhiệt đới (Theo Sheng, 1982) Nước hoặc lãnh thổ Cây trồng và cách làm đất Cấu tạo đất Ðộ dốc (độ) Lượng đất mất hàng năm (t/ha) Jamaica, vùng

Lượng mưa 3300 mm/năm Elxanvado, vùng Metapa Lượng mưa 1900 mm/năm Ngô trồng thành hàng nhấp nhô, đất được làm sạch Mùn - Sét 17 127 Ðài Loan Lượng mưa

2500 mm/năm Dứa trồng nhấp nhô Sét - Mùn 11 62 Vùng Trung du Khoai lang trồng theo luống Cát - Mùn 12 172 Vùng Hsing Wa - Trồng liên tục trong 2 năm cao

lương, khoai lang, đậu tương và ngô. - Tất cả đều làm sạch

Mùn 18 208

Giá trị (C) cho những vùng riêng biệt phụ thuộc vào nhiều nhân tố gồm: cây trồng hiện tại, các giai đoạn phát triển của cây trồng, hệ thống làm đất và các yếu tố quản lý khác. Trị số C sẽ cao (gần đến 1,0) với những loại đất có độ che phủ thấp, như ở những vùng đất canh tác vừa mới làm đất sạch và mới gieo hạt hoặc mới trồng cây con tán cây chưa phát triển, ngược lại trị số này sẽ đạt giá trị thấp (<0,1) ở trên những diện tích đất rừng có tán che phủ dày hay những diện tích đất canh tác có để lại khối lượng tàn dư thực vật cao. Giá trị C thường được tính toán bởi những nhà khoa học có kinh nghiệm, hiểu biết về ảnh hưởng của độ che phủ và quản lý trong mỗi vùng xác định. Ðộ che phủ của cây trồng có ý nghĩa trong việc giảm tốc độ va đập của hạt mưa vào đất và hạn chế tốc độ dòng chảy trên mặt. Hệ số C phụ thuộc vào cây trồng và điều kiện canh tác của mỗi vùng. Ví dụ, theo Nguyễn Trọng Hà và các cộng sự ở vùng Xuân Mai, Hòa Bình C dao động từ 0,05- 0,07; C ở vùng đất trống: 1; C ở đất lúa nương: 0,5...

đ. Yếu tố hoạt động trợ giúp của con người (P)

Yếu tố này phản ánh hiệu quả tác động của con người trong canh tác đối với quá trình xói mòn đất cụ thể như việc trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây theo băng dải và các hoạt động trợ giúp khác, tỷ lệ đất mất được xác định đối với từng biện pháp xác định khi chúng được áp dụng trên đất dốc. Trong sử dụng đất dốc biện pháp chính để bảo vệ đất có liên quan đến khả năng che phủ bề mặt và quản lý cây trồng luôn cần phải có sự trợ giúp của các hoạt động khác, các hoạt động trợ giúp (hay yếu tố P) bao gồm việc làm đất theo đường đồng mức, trồng các băng dải cây trồng theo đường đồng mức, các hệ thống ruộng bậc thang và các hệ thống đường dẫn thoát nước... Các tác động quản lý được thể hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Việc khai thác rừng một cách bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, sau đó cày xới là tác động có tính phá hoại đối với đất trên sườn dốc, đặc biệt cách làm này thường được tiến hành vào trước mùa mưa làm đất dễ bị rửa trôi ngay ở những trận mưa đầu tiên, hoặc các biện pháp canh tác không hợp lý đối với đất dốc như canh tác theo đường dốc, không trồng các dải bảo vệ hoặc dải cây che phủ để ngăn dòng chảy đều tạo điều kiện cho xói mòn xảy ra mạnh mẽ.

Giá trị P đối với mỗi hoạt động trợ giúp được xác định theo tỷ lệ đất mất diễn ra ở ô đất áp dụng các biện pháp trợ giúp chống xói mòn so với ô đất không sử dụng biện pháp chóng xói mòn. Ví dụ: P= 1 khi canh tác không áp dụng biện pháp chống xói mòn còn các giá trị P cho việc canh tác theo đường đồng mức hoặc trồng cây theo băng ở cấp độ dốc khác nhau được trình bày ở bảng :

Giá trị P cho ruộng bậc thang canh tác theo đường đồng mức và độ dốc Ðộ dốc (%) Canhđường đồng mứctác theo Canh tác theo băng cây trồng

3- 8 0,50 0,25

9- 12 0,60 0,30

13- 16 0,70 0,35

17- 20 0,80 0,40

21- 25 0,90 0,45

Nguồn: từ Wischmaier và Smith (1978)

Canh tác theo các đường đồng mức, trồng cây thành dải, kết hợp các dải bảo vệ trên các đường đồng mức, tăng mật độ trồng, tạo các hệ thống thềm đất bảo vệ là những biện pháp trợ giúp tích cực để hạn chế tác động của dòng chảy và kết quả hạn chế được quá trình xói mòn đất (bảng 12.6).

Ảnh hưởng của việc quản lý đất đai đến dòng chảy tràn và xói mòn trên vùng đất dốc 8% ở Statevill, bang Carolin bắc (Lowdermilk, 1953)

Quản lý đất đai Dòng chảy tràn trung bình (%) Ðất mất trung bình hàng năm (tấn/ha/năm)

Bỏ hóa, làm đất sạch, không gieo trồng 29 143 Trồng bông liên tục, làm đất sạch 10 49

Luân canh cây trồng 9 -

Phủ cỏ >1 -

Rừng đốt hàng năm 3,5 0,1

Rừng không đốt <0,3 -

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w