Câu 15 Tác dụng vôi đối với đất chua?

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 30 - 31)

Ðộ chua ảnh hưởng đến đặc tính lý hoá sinh học của đất:

+ Dạng tồn tại và độ hữu hiệu của các nguyên tố Ca, Mg, P, cũng như các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu, Mo, B... có quan hệ chặt chẽ với độ pH của đất.

+ Phản ứng của đất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật và sự hoạt động của chúng. Chính vì vậy các phản ứng của đất có liên quan chặt chẽ tới sự phân giải chất hữu cơ và sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng như đạm và lưu huỳnh trong đất. Các vi khuẩn và xạ khuẩn có ích thích nghi nhất ở môi trường trung tính. Ví dụ như vi khuẩn cố định đạm thích nghi ở pH 6,8; Vi khuẩn nitrat hoá ở pH 6-8. Trong môi trường chua pH <5 nấm phát triển. Những sản phẩm do nấm sinh ra đều có tính chua mạnh, trong điều kiện có nước có thể bị rửa trôi không có lợi cho sự tích luỹ độ phì.

+ Trong đất chua sự di động của nhôm tăng. Trừ một số ít cây như chè được Al3+ kích thích phát triển còn hầu hết các cây trồng không chịu được hàm lượng nhôm di động cao.

+ pH đất ảnh hưởng đến sự hoà tan lân và hiệu lực phân lân. Trong môi trường hoá học đơn thuần thì lân vô cơ hoà tan nhiều khi pH giảm, lân hữu cơ hoà tan nhiều khi pH tăng. Song trong đất chua còn có hiện tượng hấp phụ hoá học do tác dụng của sắt và nhôm với lân nên nói chung trong môi trường trung tính lân hoà tan nhiều nhất.

+ pH ảnh hưởng đến cây trồng: trừ một số ít cây ưa môi trường chua còn lại đều thích hợp ở môi trường trung tính. (xem mục 5.2)

+ pH đất ảnh hưởng đến độ hoà tan của các nguyên tố vi lượng trong đất. Khi pH giảm phần lớn các nguyên tố vi lượng trở nên di động hơn, dễ hấp thu hơn với cây (Mn, Cu, B, Zn...) nhưng sự di động của molipden lại giảm đi rõ rệt.

Biện pháp cải tạo độ chua nhanh nhất và có hiệu quả nhất là biện pháp bón vôi. Tác dụng của bón vôi thể hiện ở:

+ Khử chua nhanh chóng, kết tủa Al di động nên mất độc + Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất

+ Huy động thức ăn cho cây (trao đổi cation trên keo đất ra dung dịch đất) tăng cường dinh dưỡng nuôi cây

+ Tăng hiệu lực một số loại phân bón như supe lân, đạm sunphat... + Làm ngưng tụ mùn tạo kết cấu đất tốt làm cho đất tơi xốp hơn + Ðiều chỉnh pH phù hợp với yêu cầu của cây trồng.

Như vậy ta thấy bón vôi cho đất chua là việc cần thiết, song muốn bón vôi hợp lý cho đất cần xét 4 yếu tố theo thứ tự sau:

+ Cần xem pH của đất đã phù hợp với cây trồng chưa. Thường là khi pH đất <5,5 thì bắt đầu cần phải bón vôi nhưng có những cây trồng phát triển tốt trên đất chua như chè, dứa thì khi pH xuống đến 4,0-4,5 vẫn chưa cần phải bón vôi

+ Dựa vào pH và độ no bazơ (BS %): Nếu pH < 4,5 cấp thiết bón vôi pH 4,6-5,5 cần vừa pH > 5,5 chưa cần bón vôi

Xét theo độ no kiềm: BS (%) <50% cấp thiết bón vôi 50-70% cần vừa >70% chưa cần

Có nhiều công thức bón vôi, các công thức đó tuy khác nhau về cách thể hiện nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là "cứ 1lđl ion H+ trong đất cần dùng 1 lđl gam bột đá vôi (tức 50 mg CaCO3) hoặc 1lđl vôi bột (28mg CaO) để trung hoà".

Trong thực tế chúng ta thường tính lượng vôi bón quy ra CaO. Lượng CaO được tính theo công thức sau:

Q (kg/S) = 0,28.S.h.D.H

S - Diện tích cần bón (m2) h - Bề dầy tầng canh tác (m) D - Dung trọng đất (g/cm3)

H - độ chua thuỷ phân (lđl/100g đất)

+ Sau khi tính được lượng vôi bón theo lý thuyết thì xét tính đệm của đất (thành phần cơ giới hoặc hàm lượng mùn trong đất) để điều chỉnh lại lượng vôi đã tính cho phù hợp với thực tế.

Ví dụ: Ðất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo mùn chỉ cần bón 1/2 hay 2/3 lượng vôi đã tính. Ngược lại đất có thành phần cơ giới nặng và nhiều mùn như đất phèn thì lượng vôi bón tăng 1,5 hoặc 2 lần lượng đã tính. (ta thường nói bón 1,5 hoặc 2 độ chua thuỷ phân).

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w