Câu 32: Phân loại đất VN? Lịch sử phát triển?

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 65 - 66)

Tình hình công tác nghiên cứu phân loại ở Việt Nam

Có thể nói cả 3 thời kỳ nghiên cứu phân loại đất trên thế giới đều có ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy có chậm hơn.

Như đã biết, ông cha ta từ xưa đã biết phân loại đất để sử dụng, cải tạo, quản lý và nhất là áp dụng công tác đánh thuế nông nghiệp. Trong các tác phẩm của mình (Vân đài loại ngữ, Phủ biên tập lục), Lê Quý Ðôn cho biết: Triều Nguyễn đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về đất, trong đó phân loại đất khá rõ ràng.

Trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta những cuộc điều tra nghiên cứu đất theo từng vùng thu được kết quả to lớn phục vụ nông nghiệp và khai thác đất mới. Những thành tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Lê Quý Ðôn, Nguyễn Công Trứ, Phạm Gia Tu, Hồ Ðắc Vị, của các nhà khoa học nước ngoài như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc), E.M. Castagnol, Y. Henry (Pháp)...

Thời kỳ 1956- 1975. Ðây là thời kỳ phát triển đầy gian khó nhưng khoa học đất lại được phát triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ.

Miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, nghiên cứu phân loại đất được các nhà khoa học đặt lên hàng đầu. Năm 1959 sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam theo phân loại phát sinh ra đời (V. M. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Ðỗ Ánh, Lê Thành Bá, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Nam, Phạm Tám, Nguyễn Ðình Toại...).

Tiếp đó là giai đoạn nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống phân loại và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn cho cho các tỉnh, các huyện và những nghiên cứu khác phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ðội ngũ các nhà nghiên cứu lúc này lớn mạnh hơn rất nhiều cả về số lượng cả về trình độ chuyên sâu (xin phép không kể tên vì quá nhiều). Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 được xuất bản năm 1976 nhưng thực chất đã được xây dựng trong giai đoạn này. Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành nghiên cứu phân loại đất và sơ đồ đất miền Nam theo phân loại của Soil Taxonomy do F.R. Moorman chủ trì ra đời năm 1960. Tuy không được đánh giá cao do nhiều nguyên nhân, song đây là lần đầu tiên hệ thống phân loại của Soil Taxonomy được áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó các nghiên cứu phân loại xây dựng bản đồ đất tỷ lệ lớn cũng đã được tiến hành ở một số vùng để khai thác sử dụng. Ví dụ, các công trình của Thái Công Tụng, Trương Ðình Phú,...

Thời kỳ sau 1975 đến nay

Sau khi nước nhà thống nhất, công tác điều tra phân loại xây dựng bản đồ tập trung phục vụ quy hoạch phát triển chung và khai thác vùng đất mới. Các bản đồ chủ yếu được xây dựng với tỷ lệ trung bình và lớn đặc biệt dành cho các tỉnh thuộc phía Nam.

Những thông tin mới về phân loại đất của FAO- UNESCO kể cả của Soil Taxonomy vào những năm 80 của thế kỷ trước được các nhà khoa học đón nhận. Hoặc trực tiếp hoặc dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Quốc tế, phương pháp phân loại của FAO- UNESCO đã được nghiên cứu và sử dụng khá rộng rãi. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được Hội Khoa học đất Việt Nam xuất bản năm 1996. Nhiều khu vực, nhiều tỉnh đã có bản đồ đất theo phân loại FAO- UNESCO (Tây Nguyên, Ðồng bằng sông Cửu Long, Quảng Ngãi...,

các địa phương đồng bằng Bắc Bộ như Nam Ðịnh, Ninh Bình... Phương pháp phân loại của Soil Taxonomy tuy gặp những khó khăn khách quan nhất định nhưng cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tiến tới áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Cơ sở phân loại đất Việt Nam

Một phần của tài liệu Thổ nhưỡng học (Phần đại cương) (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w