Thương mại điện tử ứng dụng trong thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 35 - 38)

2. Thương mại

2.8. Thương mại điện tử ứng dụng trong thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp xuất

xuất khẩu gỗ và lâm sản

Thương mại điện tử (EC) là một khái niệm mô tả quá trình mua, bán hay trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, trong đó bao gồm cả mạng Internet9. Thương mại điện tửđược định nghĩa qua các khía cạnh cụ thể sau:

- Ở góc độ viễn thông, thương mại điện tử là việc cung cấp thông tin, hàng hoá/dịch vụ, hoặc thanh toán thông qua đường điện thoại, mạng máy tính hoặc một phương tiện điện tử

nào đó.

- Ở góc độ quá trình kinh doanh, thương mại điện tử là việc áp dụng công nghệ theo hướng tựđộng hoá vào các giao dịch kinh doanh và dòng sản phẩm.

- Ở góc độ dịch vụ, thương mại điện tử là một công cụ lưu giữ yêu cầu, đề nghị của các công ty, của người tiêu dùng và việc quản lý để giảm bớt chi phí dịch vụ, cải thiện chất lượng hàng hoá và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ.

- Ở góc độ trực tuyến, thương mại điện tử tạo ra khả năng mua bán các sản phẩm hàng hoá và thông tin qua Internet và các dịch vụ trực tuyến khác.

Đặc điểm kỹ thuật của thương mại điện tử được thể hiện qua tính chất của giao dịch. Các loại giao dịch được phân biệt như sau:

9

Efraim Turban, Jae Lee, David King and H. Michael Chung (2000), Electronic commerce, a managerial perspective, Prentice-Hall

Business-to-business (B2B)- Doanh nghiệp với doanh nghiệp : ngày nay phần lớn thương mại điện tử là thuộc loại này. Nó gồm các giao dịch IOS và các giao dịch thị trường

điện tử giữa các tổ chức với nhau.

Business-to-consumer (B2C)-Doanh nghiệp với người tiêu dùng : Đó là các giao dịch bán lẻ với các cửa hàng tư nhân.

Consumer-to-consumer (C2C);Người tiêu dùng với người tiêu dùng: Với loại giao dịch này, người tiêu dùng bán trực tiếp cho những người tiêu dùng khác. Ví dụ như là việc bán hàng hoá ở các mục rao vặt trong báo hay là bán tài sản ở nhà riêng, ô tô, … Dịch vụ quảng cáo của tư nhân trên Internet và việc bán các kiến thức hay tư vấn cũng là một ví dụ khác nữa của C2C. Hiện nay, rất nhiều cá nhân đang sử dụng mạng nội bộ và các mạng của các tổ chức khác nhau để quảng cáo tin tức cho việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Consumer-to-bisiness (C2B)- Người tiêu dùng với doanh nghiệp: Loại giao dịch này gồm các cá nhân bán các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ cho các tổ chức cũng như các cá nhân muốn tìm người bán, đối tác với mình và ký kết thoả thuận giao dịch.

Nonbusiness EC: Thương mại điện tử phi kinh doanh : Ngày càng nhiều các tổ chức phi kinh doanh như các cơ sở giáo dục, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tôn giáo, các tổ

chức xã hội và các cơ quan chính phủ đang sử dụng các loại hình thương mại điện tử khác nhau để giảm chi phí hoặc cải thiện hoạt động và dịch vụ khách hàng của mình.

Ít có phát minh nào trong lịch sử loài người lại có nhiều lợi ích tiềm tàng như thương mại điện tử. Tính chất toàn cầu của công nghệ, chi phí thấp, cơ hội để tiếp cận với hàng trăm triệu người, tính tương tác, các khả năng đa dạng và tốc độ phát triển nhanh chóng của cơ sở

hạ tầng kèm theo (đặc biệt là trang Web) mang lại nhiều lợi ích tiềm tàng cho các tổ chức, các cá nhân và cho toàn xã hội. Những lợi ích này đã bắt đầu trở thành hiện thực và ý nghĩa của chúng sẽ ngày càng tăng khi thương mại điện tử ngày càng phát triển.

Lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho các tổ chức là:

- Thương mại điện tử giúp mở rộng phạm vi thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế. Với một lượng kinh phí tối thiểu, một doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm được nhiều khách hàng hơn, những nhà cung cấp tốt nhất và những đối tác kinh doanh phù hợp nhất rộng khắp trên toàn thế giới.

- Thương mại điện tử giúp giảm bớt chi phí liên quan đến việc soạn thảo, gửi, lưu giữ

và tìm kiếm thông tin bằng giấy tờ.

- Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao. - Cho phép giảm bớt thời gian giữa việc chi trả tiền và nhận sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

- Thương mại điện tử khởi đầu cho các dự án sắp xếp lại qui trình hoạt động của các doanh nghiệp. Do thay đổi qui trình, hiệu quả hoạt động của người bán, của những nhân viên có chuyên môn và của nhà quản lý có thể tăng lên 100% hoặc hơn thế nữa.

- Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông vì Internet rẻ hơn nhiều so với VANs (Mạng giá trị gia tăng - Value Added Networks)

- Những lợi ích khác của thương mại điện tử là giúp cải thiện hình ảnh, tăng cường các dịch vụ khách hàng, tìm ra các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hoá qui trình kinh doanh, rút ngắn chu trình và thời gian mua bán, tăng hiệu quả hoạt động (tăng năng suất), loại bỏ các loại giấy tờ, xúc tiến việc tiếp cận thông tin, giảm chi phí vận chuyển và tăng tính năng động.

Đối với hoạt động buôn bán các sản phẩm lâm sản thì 3 ứng dụng cơ bản nhất của thương mại điện tử là:

•Tiếp xúc với khách hàng

•Trang Web

•Marketing

Những lợi ích được đánh giá cao nhất mà thương mại điện tử mang lại là: tăng khả

năng tiếp cận với thông tin công nghệ, trao đổi thông tin kịp thời, quảng cáo rộng rãi hơn tới các khách hàng tiểm năng và tăng khả năng tiếp cận với công ty cho các khách hàng tiềm năng.

Việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm lâm sản ngày càng trở nên tinh vi hơn. Xúc tiến quảng cáo được xếp vị trí cao nhất trong số các

ứng dụng của thương mại điện tử, nhưng tần suất ứng dụng nhằm cải tiến, thay đổi chuỗi giá trị và qui trình kinh doanh đang ngày càng tăng nhanh. Các trang Web cho các sản phẩm lâm sản được thiết kế nhằm tăng chức năng cung cấp thông tin về:

•Mức tồn kho (lượng sản phẩm sẵn sàng cung cấp)

•Giá cả

•Điều kiện giao nhận

•Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm

Hiện nay, ngày càng có nhiều các sản phẩm lâm sản được buôn bán qua mạng điện tử

mặc dù số lượng giao dịch còn hạn chế nhưng hình thức này sẽ phổ biến trong những năm tới. Thưđiện tử (e-mail) là một bước quan trọng để mọi thông tin về sản phẩm trực tiếp đến tận màn hình của khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu cũng có thể trực tiếp phân phối hàng qua hệ thống thương mại điện tử. Đây là một cách rất hữu ích vì việc giao dịch mua bán lâm sản, đặc biệt là gỗ trên mạng rất phổ biến. Năm 1997, website:

http://www.timberweb.com/ là sàn giao dịch đầu tiên về gỗ ở Anh, đến năm 2000 sàn giao dịch này mở rộng cho toàn thế giới.

Một số website hữu ích trong việc buôn bán giao dịch các sản phẩm lâm sản trên mạng:

http:// www.timber-exchange.com http:// www.holzboerse.de http:// www.globalwood. org http:// asiatimber.net http:// www.woodexchange.net/ http:// www.fordag.com/ http:// www.timber-online.net/ http:// www.itto.or.jp/ http:// www.hardwoodmarkets.com/

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)