Những rào cản trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 41)

2. Thương mại

2.11. Những rào cản trong thương mại quốc tế

Về mặt chính sách, theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 thì mọi dạng sản phẩm gỗ đều được phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước. Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu được phép xuất khẩu dưới mọi dạng sản phẩm, kể cả

việc tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ. Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu các loại sản phẩm gỗ có hàm lượng gia công, chế biến cao.

Thuế nhập khẩu đối với gỗ nguyên liệu (gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ tấm để làm lớp mặt gỗ

dán) là 0 %. Trong khi thuế nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm gỗ (đặc biệt là đồ gỗ nội thất) là tương đối cao, khoảng 40%.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng có những chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực marketing. Theo chương trình dài hạn được bộ Thương mại tài trợ, những người xuất khẩu tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các phái đoàn thương mại, hay tham gia các hội chợ triển lãm ở nước ngoài được bộ Tài chính tài trợ 50 % chi phí máy bay và ăn ở (cho một người ở mỗi doanh nghiệp), chi phí điện thoại và các chi phí có liên quan khác. Mục đích của chính sách này là để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thị

trường xuất khẩu cho các sản phẩm của Việt nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản cũng có thể nhận sự tài trợ này thông qua Hiệp hội lâm sản Việt nam hoặc qua Viet-trade, cục xúc tiến thương mại của Bộ thương mại.

Ngoài ra khi trao đổi buôn bán các sản phẩm lâm sản nói chung và sản phẩm gỗ nói riêng các doanh nghiệp cũng cần quan tâm cả tới những rào cản thương mại được đặt ra ở các nước đối tác. Điển hình như rào cản thương mại ở các thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn của Việt nam như Thị trường gỗ nguyên liệu New Zealand, Nam Phi, Malaysia, Lào, Campuchia,.. và các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ quan trọng của Việt nam như Mỹ, Nhật bản, EU.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)