Những hiệp ước thương mại quốc tế và khu vực có liên quan

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 39 - 41)

2. Thương mại

2.10. Những hiệp ước thương mại quốc tế và khu vực có liên quan

Nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu có thểđưa ra những qui định yêu cầu cụ thể

về giấy phép. Trước hết là giấy phép xuất nhập khẩu. Ở một số nước việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu hết sức phức tạp, điều này làm cho thương mại trở nên rất khó khăn và thường dẫn tới tham nhũng. Nhìn chung hiện nay các nước thường qui định một số loại chứng từ nhất

định như giấy chứng nhận xuất xứ và một bằng chứng chứng nhận rằng hàng hoá được giao là không có bệnh và sâu hại. Nghĩa vụ xuất trình những chứng từ này ở các nước là rất khác nhau.

Những qui định cụ thể đối với các sản phẩm gỗ là rất quan trọng (có tầm quan trọng quốc tế) vì chúng là cơ sở cho trao đổi thương mại gỗ rộng khắp trên toàn thế giới. Hơn nữa, với tầm quan trọng của chúng đối với thị trường xuất khẩu quốc gia, những qui định này đã hình thành nên các hiệp định thương mại. Chúng không chỉ được các nước xuất khẩu đưa ra mà còn được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế như ATIBT (Hiệp hội kỹ thụât quốc tế về gỗ

nhiệt đới): Các nguyên tắc phân loại gỗ tròn và gỗ xẻ nhiệt đới “Paris 1982”. Hệ thống phân loại gỗ xẻ này cũng được Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) lựa chọn áp dụng đối với các nước nhiệt đới có liên kết. Nó cũng được áp dụng thay cho những qui định của NHLA (Hiệp hội gỗ xẻ cứng quốc gia Mỹ) đã có hiệu lực áp dụng trước đây.

Tất cả các qui định thông thường trong hợp đồng, chẳng hạn như các qui định liên quan

đến thanh toán cũng đều được ATIBT qui định rõ (ví dụ như thanh toán bằng thư tín dụng hay bằng tiền mặt khi xuất trình bộ chứng từ ban đầu, hoặc chứng nhận quyền sở hữu hoặc những qui định liên quan đến khiếu nại bồi thường).

Nguyên tắc phân loại của Malaysia 1984 (MGR 1984) có lẽ là hiệp định thương mại

được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ban đầu nó được đưa ra để áp dụng cho việc xuất khẩu gỗ xẻ của Malaysia. Mặc dù thực tế là các nước như Indonesia ởĐông nam Á vẫn ban hành những qui định riêng của mình nhưng MGR lại được sử dụng thường xuyên trong việc xuất khẩu của Indonesia. Brazil cũng đã ban hành một qui định về tiêu chuẩn như vậy, đó là qui định Brazil 68 cho việc xuất khẩu gỗ thông. Brazil cũng đã đưa một qui định mới hơn, đó là nguyên tắc phân loại của Brazil đối với gỗ cứng xẻ năm 1983. Nó liệt kê những qui định chung trong xuất khẩu gỗ cứng nhiệt đới xẻ.

Trước đây, Tổ chức nông lương thế giới (FAO) cũng đã ban hành những qui định đối với khu vực Châu Á Thái bình dương, chẳng hạn như Nguyên tắc phân loại gỗ cứng (trừ gỗ

tếch) của khu vực Châu Á Thái bình dương – Rome 1959 và Nguyên tắc phân loại gỗ cứng xẻ

của khu vực Châu Á Thái bình dương – Rome 1959 (không bao gồm gỗ tếch). ATIBT hợp tác chặt chẽ với ITTO (Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), thông qua “Phòng giám định và hoà giải” của mình, cũng đã có một sốảnh hưởng nhất định đối với vấn đề này.

Trong kỳ họp thứ 32 tại Bali của Uỷ ban gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTC), ban chỉ đạo của Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đã thông qua Quyết định 11 (XXXII). Trong đó chỉ rõ: giấy chứng nhận rừng (chứng chỉ rừng) là một công cụ thị trường tự nguyện quan trọng để

khuyến khích và tạo ra động cơ cho việc quản lý rừng và tăng tính minh bạch của thị trường, và ITTO vì là một tổ chức quốc tế nên sẽ không xác nhận, đưa ra hoặc thông qua bất cứ một phương pháp hoặc một kế hoạch cấp giấy chứng nhận cụ thể nào, bao gồm cả các tiêu chuẩn kèm theo để cấp giấy chứng nhận.

Do yêu cầu và mối quan tâm của người nhập khẩu (nhất là người nhập khẩu EU), Việt nam đang cố gắng thiết lập một hệ thống cấp giấy chứng nhận rừng và gỗ xẻ theo phương pháp của Hội đồng quản lý rừng quốc tế (FSC) (xem www.fscoax.org hoặc www.fscus.org).

Khi các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận rừng (của FSC), họ sẽ có thêm nhiều cơ hội để trao đổi buôn bán với hệ thống thương mại khu vực cũng như thế giới. Để biết thêm thông tin về giấy chứng nhận FSC, có thể truy cập website: http:// www.panda.org/

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp- Chương 32 THƯƠNG MẠI VÀ TIẾP THỊ LÂM SẢN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)