Cty lương thực Từ Liêm QUAN HOA 847,2 SDĐ sai mục đích

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY (Trang 37 - 40)

TỔNG CỘNG 17.172,5

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Cầu Giấy) Công tác quản lý thu hồi đất kẹt, đất hoang hoá.

Diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng năm 2001 có khoảng 10 ha. Diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng ngày càng giảm là do quận đang được Đô thị hoá, nhu cầu về đời sống văn hoá xã hội của người dân dần dần đổi mới phù hợp với nếp sống của người dân Đô thị nên đã chuyển dần diện tích đất kẹt đất chưa sử dụng sang đất chuyên dùng như: sân chơi , chợ tạm vườn hoa, cây xanh...

Thực hiện Quyết Định số 23/QĐ-UB ngày 17/07/1998 và Thông Báo số 97/TB-UB ngày 07/07/1998 của uỷ ban nhân dân Thành phố trong thời gian từ tháng 07/1998 đến hết năm 2001, uỷ ban nhân dân quận đã chỉ đạo hướng dẫn các phường thống kê diện tích đất kẹt, đất chưa sử dụng, đất hoang hoá để quản lý và ra quyết định thu hồi diện tích khoảng 4,45 ha đất kẹt, đất hoang hoá đang có nguy

cơ bị lấn chiếm giao cho uỷ ban nhân dân phường quản lý sử dụng vào mục đích công cộng. Diện tích thu hồi cụ thể như sau:

- Phường Trung Hoà: 1,53 ha. - Phường Dịch Vọng: 1,36 ha. - Phường Nghĩa Đô: 1,12 ha. - Phường Yên Hoà: 0,27 ha. - Phường Quan Hoa: 0,17 ha.

Về công tác giải phóng mặt bằng:

Quận Cầu Giấy đang trong giai đoạn Đô thị hóa mạnh do có nhiều dự án được Trung ương, Thành phố Hà Nội giao đất tại quận. Tính đến hết tháng 12/2001 có khoảng hơn 60 dự án lớn và nhỏ với diện tích khoảng 136,40 ha và gần 2.200 hộ dân sử dụng đất trong diện giải phóng mặt bằng.

Năm 2001 đã giải phóng được 588.567 m2 (58,80 ha) gồm các dự án:

+ Cục tần số, siêu thị BOURBON Thăng Long, Trường đào tạo cán bộ Hội nông dân, Khu đô thị mới Trung Yên, Khu đô thị mới Trung Nhân, Trường phổ thông dân lập cấp I,II,III Nguyễn Siêu....

Tính đến tháng 12/2001 có khoảng 20 đơn vị sử dụng đất, xây dựng nhà ở với diện tích sử dụng là 11,50 ha, năm 2001 đã giải phóng được 6,70 ha cho 14 đơn vị.

Năm 2001 có 08 dự án lớn và gần 10 dự án nhỏ do quận làm chủ đầu tư với diện tích đất cần giải phóng mặt bằng là 71,70 ha. Hiện mới giải phóng được trên 10 ha gồm khu 5,30 ha Dịch Vọng, đường Tô Hiệu kéo dài, nhà trẻ, trường học, sân vận động Yên Hoà, các sân chơi ở một số phường.

Trong 3 năm qua, quận Cầu Giấy đã tích cực thực hiện công tác di dân giải phóng mặt bằng đạt được nhiều kết quả tốt cho hàng loại dự án lớn và Thành phố đang triển khai trên địa bàn: đường Nguyễn Văn Huyên, đường Hoàng Quốc Việt, đường Láng - Hoà Lạc, đường quốc lộ 32, làng Quốc tế Thăng Long, Học viện Quốc phòng, khu Đô thị mới Trung Yên, khu Đô thị Trung Nhân, đường Ngọc Khánh - đê Bưởi...

Công tác giải phóng mặt bằng là công tác vô cùng phức tạp vì liên quan đến chế độ chính sách và quyền lợi của các hộ dân được bồi thường hỗ trợ. Ngay từ ngày đầu thành lập quận, công tác giải phóng mặt bằng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Quận uỷ, HĐND, UBND quận do vậy

công tác này đã đạt được những kết quả đáng kể. Một trong những giải pháp quan trọng làm nên thành công của công tác giải phóng mặt bằng là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, thanh niên... tham gia tuyên truyền chế độ chính sách và vận động trong nhân dân để hưởng ứng, thực hiện.

Bên cạnh đó ở một số dự án do có hộ dân không chấp nhận phương án giải phóng mặt bằng, chây ỳ không nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, vì vậy UBND quận ra quyết định cưỡng chế giải phóng mặt bằng như: Dự án khu đô thị Trung Yên, Học viện quốc phòng, Cục tần số... do có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ban, ngành và các đoàn thể của phường và quận, nên công tác được tiến hành đúng pháp luật, đạt hiệu quả tốt không để xảy ra điểm nóng, mọi phát sinh đều được giải quyết kịp thời, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ dự án đề ra. Tuy nhiên, còn một số dự án công tác giải phóng mặt bằng kéo dài nên chưa có mặt bằng đưa vào sử dụng đất theo đúng mục đích được giao do nhân dân chưa tự giác chấp hành nhận tiền bồi thường hỗ trợ và bàn giao mặt bằng.

Dân chưa tự giác bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do việc xác định giá đền bù. Giá đất tính đền bù thiệt hại quy định tại điều 8 của Nghị Định số 22/1998/NĐ-CP như sau: ’’Giá đất tính đền bù thiệt hại do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho từng dự án theo đề nghị của Sở tài chính-Vật giá, có sự tham gia của các ngành liên quan”. Quy định trên đây có hai khó khăn vướng mắc cho quá trình tổ chức, thực hiện. Một là việc xác định giá đất không phù hợp với khả năng sinh lợi và giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hai là, việc xác định hệ số k. Đất đai là vấn đề rất nhạy cảm nên giá đất thực tế trên thị trường biến động hết sức phức tạp. Thực tế, Nhà nước chưa điều tiết được quan hệ này nên việc xác định giá đền bù và giữ ổn định mức giá này trong thời gian triển khai thực hiện đền bù sẽ rất khó khăn. Khi ban hành Nghị Định số 22/CP để thay thế cho Nghị Định 90/CP thì gây ra sự khiếu nại của nhân dân, tổ chức vì giá tính đền bù được quy định trong hai Nghị định này là khác nhau, có sự chênh lệch khá lớn, giá đất tính đền bù trong Nghị Định 90/CP thì chưa có sự điều chỉnh hệ số k còn trong Nghị Định 22/CP thì đã có sự điều chỉnh này. Khi ban hành Nghị Định 22/CP thì vẫn còn nhiều dự án thi hành theo Nghị Định 90/CP và nó có thời kỳ quá độ đã gây ra sự tranh cãi, gây cản trở cho việc thực hiện dự án. Thêm vào đó, trong các dự án khác nhau có sự điều chỉnh hệ số k khác nhau cũng gây ra sự khiếu kiện không ít. Đối với những dự

án có vốn đầu tư nước ngoài thì vốn đầu tư lớn, tiền đền bù thiệt hại chiếm tỷ trọng lớn hơn các dự án có vốn từ ngân sách Nhà nước thì hệ số điều chỉnh lớn, còn các dự án có vốn ngân sách Nhà nước thì hệ số điều chỉnh nhỏ. Giá đất có sự chênh lệch lớn và người dân không chấp nhận điều đó đã gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Một vấn đề nữa đó là việc xác định hệ số điều chỉnh k khi tiến hành xác định giá đất để tính đền bù thì không có cơ quan nào trực tiếp xác định nên việc xác định hệ số k mang tính chủ quan, tuỳ tiện. Đối với các khu vưc khác nhau thì hệ số k khác nhau. Sự tùy tiện đó đã gây ra sự so sánh của nhân dân giữa các khu vực. Ở những nơi mà hệ số k thấp, người dân không đồng ý với giá đền bù. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tình trạng khiếu nại về đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng.

Đây là những hạn chế chính trong quy định về giá cả đền bù thiệt hại khi giải phóng mặt bằng làm nhân dân khiếu kiện, không nhận tiền đền bù, không di chuyển, dẫn đến chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm thực hiện các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN CẦU GIẤY (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w