công trình Nhà khách Bắc
152 1.102.756.100 0
Hà
387 31/12 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá vật liệu trực tiếp vào giá thành công trình nhà khách Bắc Hà 154 1.102.756.10 0 ... . ... .. ... ... ... ... Cộng 8.564.722.600 8.564.722.600 Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
1.2.3.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung
Trong điều kiện máy thi công còn hạn chế, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TNHH xây lắp Cương Lĩnh thường chiếm tỷ trọng lớn sau khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công trình xây lắp. Do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán, thanh toán tiền lương, tiền công thoả đáng, kịp thời cho người lao động. Mặt khác, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công còn giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đối tượng được chính xác, cung cấp thông tin thiết thực cho người lãnh đạo.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của Doanh nghiệp bao gồm: + Tiền lương và các khoản phụ cấp ... phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng.
+ Tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ.
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công.
Riêng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung".
Lương sản phẩm "lương khoán" và lương thời gian là hai hình thức trả lương mà Doanh nghiệp áp dụng. Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý chỉ đạo thi công (được hạch toán vào TK627 "Chi phí sản xuất chung"). Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Doanh nghiệp giao khoán đơn vị thi công và quản lý cả công trình cho đội xây dựng nên đội xây dựng chủ động trong quản lý lao động. Hiện nay, lao động của Doanh nghiệp bao gồm hai loại: Lao động trong danh sách (hợp đồng dài hạn) và lao động ngoài danh sách (hợp đồng ngắn hạn hay hợp đồng thời vụ). Đối với lao động ngoài danh sách tuỳ theo tiến độ thi công của từng công trình mà đội xây dựng chủ động thuê, đưa về Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và an toàn lao động.
Đối với công nhân trong danh sách, Doanh nghiệp tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ (theo chế độ quy định của Nhà nước). Một phần tính vào chi phí sản xuất (15% trên tổng quỹ lương cơ bản đối với BHXH, 2% đối với BHYT, 2% đối với KPCĐ), Doanh nghiệp trả hộ người lao động, một phần công nhân viên phải nộp hoặc khấu trừ vào thu nhập của họ (5% đối với BHXH và 1% đối với BHYT).
Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ Doanh nghiệp không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho họ mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trực tiếp trả cho người lao động.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu về công nhân của từng công trình từng thời kỳ mà đội tiến hành điều động lượng nhân công hợp lý. Ở mỗi công trình lại được tiến hành phân thành các tổ sản xuất, mỗi tổ chịu trách nhiệm về các phần việc cụ thể phục vụ cho yêu cầu thi công. Mỗi tổ sản xuất do một tổ trưởng
phụ trách, tổ trưởng chịu trách nhiệm quản lý lao động trong tổ, chịu trách nhiệm trước đội công trình về các công việc của mình thực hiện.
* Chứng từ
Chứng từ dùng để thanh toán lương cho người lao động được Công ty TNHH xây lắp Cương Lĩnh sử dụng là: Bảng chấm công được lập cho từng tổ sản xuất trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của lao động, căn cứ vào hợp đồng làm khoán của công nhân, căn cứ vào bảng thanh toán lương...
* Tài khoản kế toán
Để sử dụng và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" để phán ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào công trình hoạt động xây lắp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Ngoài ra, Doanh nghiệp còn sử dụng TK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp; TK334 "Phải trả công nhân viên"...
Hình thức trả công cho người lao động trực tiếp mà Doanh nghiệp áp dụng là giao khoán theo từng khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc. Dựa vào khối lượng công việc được giao khoán cho từng tổ (mẫu 2.7), tổ trưởng sản xuất đôn đốc lao động trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao bảo đảm đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật, đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ (làm căn cứ cho việc thanh toán tiền công sau này) trên bảng chấm công (mẫu2.8). Cuối tháng, phó giám đốc phụ trách thi công hay đội trưởng sản xuất kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp trong tháng, sau đó xem xét tài liệu, bản
vẽ hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Qua hợp đồng giao khoán đã được lập lấy xác nhận của phòng kỹ thuật về khối lượng công việc như vậy có đạt hay không. Khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu như đã ghi trong hợp đồng đã ký, kế toán lấy bảng hợp đồng giao khoán để tính lương chia cho từng người theo số công mà họ đạt được.
Mẫu 2.7:
Mẫu: 08 - LĐTL
CÔNG TY TNHH XÂY LẮP CƯƠNG LĨNH Theo QĐ: 48/2006/QĐ-BTC
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày 1 tháng 10 năm 2006
Tôi tên: Nguyễn Xuân Thảo
Chức vụ: Đội trưởng đại diện đội xây lắp Nhà khách Bắc Hà - bên giao khoán.
Tôi tên: Lê Minh Sơn
Chức vụ: Tổ trưởng đại điện cho đội 1 - bên nhận khoán.