Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Việc trích khấu hao TSCĐ không những có ảnh hưởng tới tính chính xác trong việc hạch toán chi phí mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định đầu tư của công ty.
1. Nguyên tắc khấu hao TSCĐ tại Công ty Cơ khí - Điện thuỷ lợi.
Từ tháng 5/ 1997 đến tháng 7/ 2000: kế toán công ty thực hiện việc hạch toán khấu hao dựa trên chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ theo Quyết định 1063 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Theo Quyết định này, công ty phải đăng ký trích trước khấu hao TSCĐ trong 3 năm liền cho cục quản lý vốn qua “Bảng tổng hợp đăng ký trích khấu hao TSCĐ 3 năm”.
Từ tháng 8/2000 đến nay: kế toán tiến hành trích khấu hao dựa trên Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999. Quyết định này cho phép công ty chủ động xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong khung thời gian quy định và không phải đăng ký trước mức trích khấu hao với cục quản lý vốn.Theo nguyên tắc này:
- Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao bình quân (khấu hao theo đường thẳng) khi tiến hành trích khấu hao.
- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng tháng này tháng sau mới tiến hành trích khấu hao,TSCĐ giảm tháng này tháng sau mới thôi trích khấu hao.
- Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động kinh doanh không được trích khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh không phải trích khấu hao.
- TSCĐ được trích khấu hao hàng tháng và được phân bổ phù hợp cho các đối tượng. Mức khấu hao TSCĐ được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá Số năm sử dụng x Nguyên
giá Tỷ lệ khấu hao = Mức khấu hao tháng Nguyên giá 12 tháng Tỷ lệ khấu hao x =
Kế toán tính mức khấu hao hàng năm dựa trên khung thời gian sử dụng được quy định như sau:
Danh mục TSCĐ Số năm sử dụng Tỷ lệ khấu hao 1. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. máy móc thiết bị