Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 39)

32 Trần Văn Thọ (2005) cho rằng trong ngành điện, điện tử, Việt Nam có thể chuyển từ công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp sang công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế Trong năm 2004-2005, Nhật Bản đã

3.3.3.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Khi trở thành thành viên của WTO, sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế cần được thay đổi. Nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải thông qua các hiệp hội để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, ... Tại Việt Nam, cách thức doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng cần được tăng cường.

Các doanh nghiệp tham gia rất có hiệu quả vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế ở Thái Lan, Malaysia và Hoa Kỳ. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, Việt Nam hiện đã có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách song tồn tại dưới các hình thức khác nhau như gặp mặt Thủ tướng với doanh nghiệp, gặp mặt Bộ trưởng với doanh nghiệp, thư trao đổi giữa Bộ trưởng với doanh nghiệp và doanh nghiệp với Bộ trưởng, các cuộc hội thảo, đào tạo do các bộ, ngành và hiệp hội chuyên ngành tổ chức. Tuy nhiên, kết quả thu được từ các kênh này không hệ

thống và không hướng đích. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam rất cần sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Những doanh nghiệp này cần được mời

thường xuyên tới các cuộc họp lấy ý kiến từ các kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách cho Bộ Thương mại và các bộ ngành, cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và cho các nhóm làm việc đề cập ở trên.

Như đã đề cập đến ở phần trên, các doanh nghiệp ở các công đoạn sản xuất khác nhau có những mong muốn khác nhau từ chính sách của chính phủ. Tất nhiên, chính phủ không thể đi theo để đáp ứng toàn bộ các nhu cầu này.

Để giải quyết vấn đề này, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cần tuyên truyền về mục tiêu, cách thức thực hiện, lý do thực hiện và cả những báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tới các bộ, ngành và doanh nghiệp. Trong quá trình này, vai trò của các hiệp hội ngành hàng rất cần được phát huy. Các hiệp hội là người đại diện cho doanh nghiệp và giúp đỡ chính phủ trong việc hoạch định và thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Một công việc cần lưu ý là Chính phủ cần mạnh dạn và chủ động phát huy vai trò của các hiệp hội bằng cách đặt hàng các vấn đề cần giải quyết và yêu cầu hiệp hội tuyên truyền và lấy ý kiến, đề xuất giải quyết từ toàn bộ các hội viên và thành viên trong ngành (chứ không chỉ một số đơn vị thuộc hiệp hội). Chủ tịch hiệp hội cần là những người có kinh nghiệm trong ngành, có uy tín với chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành và chấp nhận di chuyển nhiều để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp khác nhau và từ các cấp quản lý khác nhau.

Tóm lại, Chương 3 rà soàt bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam trong thời gian tới; đưa ra các quan điểm về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam vừa phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, vừa phải đảm bảo tính chủ động và hướng tới mục tiêu công nghiệp hoá 2020. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cần khai thác được lợi thế của nước đi sau cũng như thu hút được sự tham gia, phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý và các

nhà nghiên cứu chính sách.

Chính phủ cần đưa đưa ra các mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhận thức về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi việc tăng cường về nhận thức không những chỉ là nhận thức về tính cần thiết của việc thực hiện mà cả nhận thức về tính quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện.

Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cần là cơ quan điều phối việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trên phạm vi quốc gia. Việc vận dụng linh hoạt và vận dụng có hệ thống các hoat các công cụ thuế quan và phi thuế quan là một công việc cần thực hiện song phải đảm bảo tính dự đoán được của hệ thống các công cụ này đối với doanh nghiệp. Một số công cụ phi thuế quan nên được xem xét để sử dụng nhiều hơn (đảm bảo phù hợp với những quy định của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia cũng như khai thác lợi thế của nước đang phát triển) như công cụ hạn ngạch thuế quan và các khoản mua sắm của chính phủ.

Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ cần mở rộng đối tượng chủ trì Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010. Bộ Thương mại, các bộ ngành, các hiệp hội cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin thị

trường theo ngành hàng và theo các rào cản thương mại có thể gặp để trợ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất đang đóng góp tốt cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp này xuất khẩu cần

được thực hiện liên tục, rõ ràng, không ép buộc và có tính gắn kết chặt chẽ

KẾT LUẬN

Vấn đề hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nền kinh tế

trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển đang thực hiện công nghiệp hoá như Việt Nam, nội dung và cách thức hoàn thiện đặt ra những yêu cầu cần giải quyết về nhận thức mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ

mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế, và đặc biệt là việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bên cạnh việc minh bạch hoá chính sách, các quốc gia thường tập trung quyền phối hợp hoàn thiện chính sách vào một cơ quan. Sự

tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào hoàn thiện chính sách là yếu tố đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện chính sách.

Thực tiễn cho thấy Việt Nam thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Việt Nam không còn nhiều lựa chọn trong việc lựa chọn lộ trình hội nhập trong AFTA (và cả WTO). Luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp để

tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới như tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại (kể cả sau khi đã trở

thành thành viên của WTO); hợp lý hoá lộ trình tự do hoá đối với ngành chế

tạo; đẩy mạnh thu hút FDI; chủ động thu hút sự tham gia của các bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách; Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế nên đóng vai trò điều phối việc phối hợp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ chính sách này với chính sách công nghiệp; tiếp tục minh bạch hoá và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan; sử dụng hệ thống một số công cụ phi thuế quan,... Quá trình thay đổi chính sách là quá trình hoàn thiện chính sách, vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đề phù hợp với hội nhập, đặc biệt là phù hợp với các quy định của WTO.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)