Tăng cường nhận thức kết hợp chỉ đạo quyết liệt về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 27 - 28)

31 Điều này cũng được thể hiện trong phần các giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 do Bộ Thương mại dự thảo, theo đó “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

3.3.3.1.Tăng cường nhận thức kết hợp chỉ đạo quyết liệt về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

giữa các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp

3.3.3.1. Tăng cường nhận thức kết hợp chỉ đạo quyết liệt về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế

Những tin tức về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thường xuyên được truyền tải tới cộng đồng doanh nghiệp qua nhiều phương tiện truyền tin khác nhau (báo chí, hội thảo, hội nghị, gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm,...). Chẳng hạn, mức độ đạt được thoả thuận trong đàm phán song phương về gia nhập WTO được quan tâm như là tin tức kinh tế nóng nhất trong năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra cho việc triển khai thực hiện để vừa đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đạt được các mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp hoàn thiện chính sách từ các đơn vị khác nhau (trong và ngoài Bộ Thương mại). Quá trình này yêu cầu sự nhận thức đúng đắn vai trò của công việc phối hợp hoàn thiện chính sách này. Đối tượng mục tiêu cho việc nâng cao nhận thức về vai trò của việc phối hợp này bao gồm các cơ quan quản lý bộ ngành, các cơ quan

được phân công triển khai thực hiện cam kết và cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã nhìn rõ những hạn chế trong việc phối hợp hoạch định và triển khai thực hiện chính sách và có hàng loạt chỉ đạo về sự

phối hợp giữa các bộ ngành. Tuy nhiên, kết quả đạt được về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế nói riêng việc hoàn thiện chính sách nói chung còn chưa được như mong đợi. Vấn đề là nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp hoàn thiện đã có nhưng mức độ quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công việc này còn chưa đủ. Trong thời gian tới, Chính phủ cần nâng cao nhận thức về việc này (tính quyết liệt trong chỉ đạo phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế), đặc biệt sau khi gia nhập WTO. Nếu việc nâng cao nhận thức về phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc

tếđược chỉ đạo thống nhất, mạnh mẽ từ Chính phủ tới từng bộ ngành và cộng

đồng doanh nghiệp thì việc triển khai thực hiện phối hợp sẽ thuận lợi hơn.

Để tăng cường nhận thức về vấn đề này, công việc phối hợp hoàn thiện chính sách cần được đưa vào như một nội dung họp giao ban thường kỳ giữa các thành viên chính phủ. Việc làm tương tựđược thực hiện tại các bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp (thông qua các hiệp hội).

Đểđảm bảo thực hiện được điều này, tại mỗi cấp cần có một bộ phận làm công tác rà soát, tổng hợp và lên kế hoạch cho việc thực hiện phối hợp hoàn thiện chính sách. Các nội dung, lịch trình và điều kiện phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế (và có thể cả các chính sách khác) cần được đệ

trình lên Chính phủ (thông qua cơ quan đầu mối phối hợp). Đối với việc hoàn thiện chính sách thương quốc tế, đơn vị chủ trì phối hợp nên là Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 27 - 28)