Điều chỉnh hợp lý lộ trình tự do hóa đối với các ngành chế tạo ở khu vực thay thế nhập khẩu

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 30)

31 Điều này cũng được thể hiện trong phần các giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 do Bộ Thương mại dự thảo, theo đó “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

3.3.3.2. Điều chỉnh hợp lý lộ trình tự do hóa đối với các ngành chế tạo ở khu vực thay thế nhập khẩu

khu vực thay thế nhập khẩu

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên của WTO, đặt ra vấn đề về cách thức hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp, các ngành hướng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu và những cam kết đảm bảo việc duy trì ổn định các chính sách hỗ trợ. Những nội dung như như cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, cách

điều chỉnh biểu thuế ngành thép, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô và quản lý nhập khẩu ô tô cũ cần được đưa vào như những ưu tiên trong việc xem xét lộ trình tự do hoá các ngành chế tạo. Đây là công việc liên quan tới hàng loạt các đơn vị liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ, các hiệp hội ngành hàng (Hiệp hội thép, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp

hội điện tử) và các doanh nghiệp. Các đơn vị này phải tạo ra các diễn đàn, các nhóm làm việc chung để thống nhất một lộ trình và cách thức triển khai thực hiện rõ ràng trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ các hoạt động

ở các ngành phụ trợ theo cách tiếp cận lấy doanh nghiệp làm trung tâm (xem thêm ở giải pháp 3.3.3.5).

Để đảm bảo thực hiện được điều này, tất cả các đơn vị liên quan kể trên cần đưa ra các lý do và dẫn chứng xác đáng cho lập luận về lộ trình tự do hoá mà đơn vị mình đề xuất. Các học giả cũng nên được mời tham gia vào thảo luận chính sách để tăng luận cứ khoa học cho các thoả thuận đạt được giữa các đơn vị.

Dưới đây là một sốđề xuất liên quan tới việc điều chỉnh lộ trình tự do hoá hai mặt hàng chế tạo quan trọng hiện vẫn đang nhận được sự bảo hộ của Chính phủ phải kể đến bao gồm ô tô và điện tử gia dụng. Hai ngành này không giống nhau nhưng nếu nhìn vào chi tiết các mặt hàng thì việc hợp lý lộ

trình tự do hoá hai ngành này liên quan tới một loạt các ngành như nhựa và các sản phẩm bằng nhựa (mã HS là 39), cao su và các sản phẩm bằng cao su (mã HS là 40), các loại kim loại (mã HS từ 72 đến 83), các loại xe cộ (mã HS là 87), … Tính toán ở chương 2 cho thấy, ngoại trừ cao su còn hầu hết các sản phẩm này đều thể hiện rằng Việt Nam không có lợi thế so sánh hiện hữu và cả

khả năng cạnh tranh hiện hữu so với thế giới và so với ASEAN. Điều này càng cho thấy những khó khăn khi phải thực hiện hợp lý lộ trình tự do hoá các ngành có liên quan đến công nghiệp chế tạo. Việc diễn giải kết quả tính toán ở

chương 2 cần hết sức cẩn trọng bởi vì bản chất của việc tính toán là dựa trên thực tiễn xuất khẩu đã xảy ra và chưa tính tới các phản ứng về chính sách của các chính phủ cũng như đầu tư của các doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, mỗi một ngành trong kết quả tính toán lại có thể bao gồm rất nhiều các ngành nhỏ hơn (các loại nhựa và sản phẩm từ nhựa, các loại kim khí và sản

phẩm từ kim khí). Mỗi nhóm ngành nhỏ này lại có năng lực cạnh tranh khác nhau tuỳ vào đặc điểm của từng ngành.

Đối với ngành ô tô, trước hết, cũng như với nhiều nước thực hiện công nghiệp hoá, Chính phủ Việt Nam hy vọng sự phát triển của ngành ô tô sẽ tạo

điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Việt Nam là quốc gia đi sau so với Thái Lan và một số thành viên ASEAN khác trong việc thực hiện mở cửa, tự do hoá thương mại. Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippinese đã đều theo đuổi chính sách thuế nhập khẩu ô tô cao trước AFTA. Chẳng hạn, năm 2003, Bumiputra Commerce Bank Bhd tổng kết thuế

nhập khẩu nguyên chiếc và thuế linh phụ kiện của Thái Lan là 68,5% và 20%

đối với xe khách; của Malaysia là 140-200% và 5-42% (riêng linh phụ kiện sử

dụng trong Proton là 13%). Thuế ô tô nguyên chiếc ở Philippinese là 40% và Indonesia là hơn 100% [113]. Rõ ràng là Việt Nam phải thực hiện hội nhập

khu vực và quốc tế và Việt Nam không thể không đương đầu với các thách thức về tự do hoá thương mại trong ASEAN, tham gia WTO, cạnh tranh với Trung Quốc. Những thách thức này cộng với vị trí láng giềng với Trung Quốc và thành viên ASEAN buộc Việt Nam32 phải tìm ra cho mình một thị trường ngách. Thái Lan đã tìm ra ngách cho mình là xuất khẩu linh phụ kiện. Việt Nam nên học Thái Lan cách rà soát về nhu cầu thế giới và rà soát về năng lực sản xuất và cung cấp của các doanh nghiệp và các tổ chức, viện nghiên cứu trong nước khi tìm ngách thị trường. Việt Nam cũng cần khai thác điểm mạnh của quốc gia là đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư có khả năng học hỏi nhanh. Việt Nam chủ yếu đang ở công đoạn lắp ráp (công đoạn D) với giá trị

gia tăng thấp nhất.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)