Khuyến khích xuất khẩu của khu vực FDI bằng việc tăng cường các dịch vụ sau đầu tư

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 32 - 33)

32 Trần Văn Thọ (2005) cho rằng trong ngành điện, điện tử, Việt Nam có thể chuyển từ công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp sang công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế Trong năm 2004-2005, Nhật Bản đã

3.3.3.3. Khuyến khích xuất khẩu của khu vực FDI bằng việc tăng cường các dịch vụ sau đầu tư

các dịch vụ sau đầu tư

Việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI là một hoạt động nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Các chính sách ưu đãi về tài chính đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc loại trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ). Như vậy, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng các ưu đãi này khi trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam cho thấy doanh nghiệp khu công nghiệp đóng góp rất tốt vào tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI và qua đó đóng góp tốt vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ như thế nào để không vi phạm các cam kết quốc tế cũng là một nội dung cần chú ý. Các doanh nghiệp khu công nghiệp cần được hỗ trợ bằng các biện pháp và thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng cộng với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho xuất khẩu. Nói chung, các doanh nghiệp FDI khu công nghiệp hướng về xuất khẩu không gặp khó khăn gì lớn về thủ tục hành chính (so với các doanh nghiệp hướng vào khai thác thị trường nội địa). Các doanh nghiệp FDI hướng vào xuất khẩu mong muốn một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt để việc vận tải tới các quốc gia nhập khẩu được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chính sách thương mại quốc tế cần xem xét yếu tố này như là một công cụ để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ

Khi thực hiện khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu, Chính phủ

cần khẳng định quan điểm định hướng (chứ không phải can thiệp hay ép buộc). Việc quyết định xuất khẩu bao nhiêu và bán tại thị trường nội địa bao nhiêu là quyết định của nhà đầu tư chứ không phải là quyết định của Chính phủ. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp khuyến khích xuất khẩu nhưng những biện pháp này cần đảm bảo tuần thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu, Chính phủ

cũng cần mở rộng đối tượng thụ hưởng trong các chương trình xúc tiến thương mại. Theo đó, các đối tượng này cũng cần bao gồm cả các nhà đầu tư

nước ngoài. Tuy nhiên, để khuyến khích xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI, Bộ Thương mại cần tăng cường phối hợp với các địa phương, các địa phương thông qua việc cung cấp các “dịch vụ sau đầu tư”. Về nghĩa rộng, dịch vụ này bao gồm việc duy trì một môi trường chính sách minh bạch, ổn

định và công bằng cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh và phát triển kinh doanh từ Việt Nam. Về nghĩa hẹp, dịch vụ này bao gồm việc cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại như Bộ Thương mại đang thực hiện với các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)