Tập trung việc điều phối hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế vào Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)

32 Trần Văn Thọ (2005) cho rằng trong ngành điện, điện tử, Việt Nam có thể chuyển từ công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp sang công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế Trong năm 2004-2005, Nhật Bản đã

3.3.3.4.Tập trung việc điều phối hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế vào Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế

tế vào Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế

Các phần trên đã đề xuất việc các bộ, ngành phối hợp với nhau để chủ động xác lập một lộ trình hội nhập hợp lý trên cơ sở những cam kết đã ký và những điều chỉnh dự kiến. Trong toàn bộ quá trình này, Uỷ ban quốc gia về

hợp tác kinh tế quốc tế nên là cơ quan chủ trì hoạt động phối hợp. Uỷ ban cần là cơ quan thay mặt Thủ tướng kết luận các vấn đề về đàm phán thương mại quốc tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Hiện tại, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã làm công tác đôn đốc, theo dõi, xây dựng chương trình hợp tác của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế. Trang web của Uỷ ban là nguồn tài liệu rất tốt phục vụ

công tác thông tin, tuyên truyền về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mặt nguyên tắc, Uỷ ban là cầu nối giữa các bộ, ngành trong vấn đề

hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù hội nhập về thương mại quốc tế là một mảng công việc lớn của Uỷ ban song thực hiện hội nhập trên cơ sở hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế hiện mới chỉ là một hoạt động của Uỷ ban. Việc gắn kết hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế với mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam là công việc cần được Uỷ

ban chú trọng hơn trong thời gian tới.

Các uỷ viên Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hiện đang làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và đại diện cho bộ, ngành của mình. Khả năng phát triển mạng lưới bên ngoài và giao tiếp nội bộ của các uỷ viên ảnh hưởng tới việc những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và những thay

đổi, điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế được thực hiện và tuyên truyền như thế nào trong từng ngành. Mỗi bộ, ngành nên cử một hoặc một nhóm cán bộ chuyên trách trong thời gian 10 năm (2006-2015) để tham gia vào việc thực hiện và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các cán bộ chuyên trách này sẽ là thành viên của các nhóm làm việc chung giữa các bộ, ngành (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, các bộ khác và các hiệp hội) với mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Sau thời gian 10 năm, nhóm làm việc chuyên trách này có tiếp tục tồn tại hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam.

Bên cạnh nhóm công tác về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam cần xây dựng các nhóm làm việc chuyên trách tương tự về chính sách công nghiệp và các chính sách khác (chẳng hạn như chính sách cơ sở hạ

tầng). Tất cả các nhóm làm việc này nên được hoạt động trong khuôn khổ của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và thực hiện trao đổi thường

xuyên giữa các nhóm thông qua các cuộc họp trình bày đề xuất chính thức và phi chính thức. Kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách, trước khi được công bố chính thức, cần được lấy ý kiến từ thành viên của các nhóm khác.

Việc xây dựng các nhóm làm việc sẽ giúp tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, hiệp hội và phối hợp việc phát triển công nghiệp, tăng cường nhận thức chung về việc sử dụng một cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế

của Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 33 - 35)