QUỐC GIA THÀNH VIÊN.
Trong cả quá trình lịch sử 50 năm hoạt động, Ngân hàng đã tài trợ cho trên 6.000 dự án phát triển ở khoảng 140 nước trên thế giới, với hơn 300 tỷ đô la. Đó là các dự án đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo ở Đông á, tăng sản lượng lương thực ở Nam á, điều trị y tế và cải thiện giáo dục cơ bản ở châu Phi, và giúp giả quyết khủng hoảng nợ những năm 1980 ở Mỹ Latinh. Gần đây hơn, Ngân hàng tham gia hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch kinh tế ở Đông Âu và Líên Xô cũ, đồng thời cũng giúp một số quốc gia và khu vực Nam Phi, Bờ Tây và dải Gaza thoát khỏi xung đột về quân sự kéo dài trong hàng chục năm.
Cách tiếp cận cơ bản của Ngân hàng đối với vấn đề phát triển cũng đã thay đổi theo thời gian, từ chỗ ban đầu chỉ tập trung vào các dự án riêng lẻ- chủ yếu là các dự án xây dựng đường sá, đập và cảng, tới chỗ tập trung một cách tổng hợp hơn vào
chính sách, các chiến lược và các thiết chế tạo dựng một môi trường để giúp cho quá trình phát triển đi tới thành công.
Thành lập vào năm 1946 với tư cách ban đầu là một “Ngân hàng tái thiết” nhằm vực dậy một châu Ân bị chiến tranh tàn phá, Ngân hàng luôn cố gắng thuyết phục các thị trường tài chính tin vào uy tín của mình và thời kỳ đầu thường tập trung cung cấp vốn vay cho các nước phát triển có mức thu nhập trung bình. Năm 1947, Ngân hàng lúc đó được biết tới với cái tên chính thức là “Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế” (IBRD) tiến hành cho vay lần đầu tiên với khoản tín dụng 250 triệu đô la dành cho nước Pháp. Thực tế, đây vẫn được coi là khoản tín dụng đơn nhất lớn nhất trong toàn bộ lịch sử hoạt động của Ngân hàng từ trước tới nay.
Các khách hàng tiếp theo của Ngân hàng là Hà Lan, Đan Mạch, Luychxămbua. Năm 1948, Ngân hàng thông qua khoản cho vay đầu tiên cho một nước đang phát triển là Chilê, với 1,5 triệu đô la nhằm hỗ trợ một dự án thuỷ điện ở nước này. Các nước đang phát triển khác vẫn nằm ngoài danh sách khách hàng của Ngân hàng cho tới khi Hiệp hội phát triển quốc tế(IDA) ra đời năm 1960, đánh dấu sự trưởng thành của Ngân hàng với tư cách là một thiết chế phát triển. Trong vòng 12 năm Robert McNamara giữ chức chủ tịch, lượng tiền cho vay của IBRD và IDA đã tăng lên mười lần, từ chưa đến một tỷ đô la năm 1968 lên hơn 12 tỷ năm 1981.
Trọng tâm cho vay cũng chuyển từ vốn vật chất sang vốn con người và từ chỗ tập trung duy nhất vào hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp trong những năm đầu mới thành lập sang phát triển những khu vực nông thôn nghèo. Cho tới những năm 1970, người ta mới nhận thức được rằng muốn giảm bớt đói nghèo cần phải có các chiến lược cụ thể hướng vào người nghèo. Tín dụng tài trợ cho công cuộc phát triển nguồn nhân lực tăng từ 244 triệu đô la những năm 1960 tới gần 3 tỷ đô la vào cuối những năm 1970, và tỷ trọng cho khu vực nông nghiệp tăng hơn hai lần trong tổng số vốn Ngân hàng cho vay.
Các dòng tài chính dài hạn đổ vào các nước đang phát triển Từ 1987-1994 (tỷ đô la Mỹ)
Tổng nguồn lực ròng dài hạn 68,5 124,7 153,0 13,1 227,2 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 43,4 61,8 50,3 53,9 54,4
Viện trợ không hoàn lại chính thức
16,9 32,6 29,9 30,1 30,5
Cho vay ròng chính thức 26,4 29,2 20,4 23,8 23,9
Song phương 11,5 14,2 7,7 9,3 Chưa
thống kê
Đa phương 14,9 15,0 12,7 14,5 Chưa
thống kê Cho vay ròng tư nhân 9,8 18,6 41,5 45,7 55,6 Ngân hàng thương mại 1,0 12,5 12,9 42,0 Chưa
thống kê
Trái khoán 3,0 4,0 12,8 -2,2 Chưa
thống kê
Các loại khác 5,8 2,1 15,7 5,8 Chưa
thống kê Đầu tư nước ngoài trực tiếp 14,6 36,8 47,1 66,6 77,9
Đầu tư gián tiếp bằng cổ phiếu
0,8 7,6 14,2 46,9 39,5
Tổng chuyển ngân hàng ròng dài hạn