CHƯƠNG 2: CÁC CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA NGÂN HÀNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 30 - 36)

Thống kê sơ bộ (Nguồn: Ngân hàng thế giới.)

CHƯƠNG 2: CÁC CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA NGÂN HÀNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

THẾ GIỚI.

Nỗ lực của Ngân hàng thế giới đấu tranh chống đói nghèo và thúc đẩy phát triển cũng đa dạng như con người và tình hình ở hơn 100 quốc gia mà tổ chức này đang hoạt động. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã giúp tăng tỷ lệ biết chữ ở ấn Độ, bảo vệ rừng nhiệt đới ở Brazil, chống HIV/AIDS ở Ethiopia, phục hồi hệ sinh thái ở Croatia, và tăng quyền tự chủ cho dân nông thôn Indônêxia nhằm xây dựng và thực thi các dự án phát triển cộng đồng. Có những xu thế và vấn đề bức xúc tại 6 khu

vực trên thế giới mà Ngân hàng hoạt động và trong các dự án cụ thể đang diễn ra ở mỗi khu vực.

I - Bắc á và khu vực thái bình dương:

Cách đây không lâu, Wei Ming Rui 45 tuổi, người đứng đầu của Nonxiang, một ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở miền Nam Trung Quốc, phải mất hàng giờ mỗi tuần để chuyển nước về nhà. Ngày nay với đường xá, hệ thống nước và khả năng tiếp cận tín dụng được cải thiện, ông có thể dành thời gian làm ghế để chở đi bán cho thị trấn gần đó với giá 1 đô la một chiếc.

Wei là một trong hàng nghìn nông dân Trung Quốc được hưởng lợi từ dự án xoá đói giảm nghèo khu vực Tây Nam, hoạt động từ năm 1995-2001. Gần 500 triệu đô la được dành riêng cho một loại dự án xây dựng đường xá, cải thiện cơ sở vật chất giáo dục, y tế và phát triển doanh nghiệp trong làng. Quan tâm đáng ghi nhận nhất là việc tham vấn quần chúng thường xưyên từ dân thường đến chính quyền địa phương.

Đây là ví dụ hay về một số thách thức lớn đối với khu vực Đông á và Thái Bình Dương: nghèo đói, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khu vực nông thôn hẻo lánh và thiếu các cơ hội nghề nghiệp và giáo dục. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù 40% dân số trong khu vực sống với mức thu nhập 2 đô la / ngày nhưng đây lại là một trong các khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.

Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, Ngân hàng thế giới nỗ lực củng cố lĩnh vực kinh doanh đồng thời với nỗ lực tăng cường vai trò của người nghèo, bảo vệ môi trường và minh bạch hoá và phân trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động của chính phủ.

II - Inđônêxia: Cho phép người dân nông thôn nói tiếng nói của mình.

Một người dân làng Bắc Sulaweisi nói rằng “Chúng tôi thường phải rất vất vả mới ra được đến đồng ruộng vào buổi sáng. Nay chúng tôi có thể đến đó chỉ trong vòng vài phút. Tất nhiên, bây giờ là mùa gặt và đây là lúc đường giao thông mới này mang lại lợi ích cho chúng tôi nhiều nhất. Ngày trước chúng tôi phải chở lúa trên những con đường nhỏ díc dắc, bé tẹo, đòi hỏi phải khéo léo như diễn viên nhào lộn và phải kiên nhẫn. Nay chúng tôi chở lúa bằng xe và chẳng mất nhiều thời gian.

Tại 28000 ngôi làng trên khắp Inđônêxia, các dự án tương tự cũng đang được tiến hành trong khuôn khổ Dự án Phát triển Kecamantan do Ngân hàng thế giới tài trợ (KDP) , tại các kecamantas, hoặc thôn, nhận viện trợ cho các dự án do họ chọn lựa. Ban quản trị của làng họp và đánh giá nhu cầu cộng đồng,xây dựng các hoạt động, tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn và tìm cách sử dụng hiệu quả nhất nguồn tài nguyên hạn hẹp. Mặt khác, một bảng thông báo được đặt giữa làng cho thấy mức thu chi và tiến độ dự án - đây là một nỗ lực nhằm thúc đẩy năng lực quản lý.

Theo một nhóm phụ nữ tại Salaweisi, KDP có tác động giải phóng phụ nữ, nhờ các dự án này mà phụ nữ nông thôn được giải phóng về thời gian và sức lực. Theo một nhóm khác thì điều quan trọng nhất là KDP mang lại quyền quyết định cho những người chịu tác động của dự án.

Trong những năm qua, KDP đã xây dựng được 19000 km đường và tu tạo 3500 chiếc cầu. Dự án cũng xây dựng 5200 hệ thống tưới tiêu để tăng sản lượng và đã cung cấp nước sạch cho 2800 cộng đồng. Đối với trẻ em sống tại các khu làng đó, KDP đã cấp vốn xây dựng 285 ngôi trường mới.

III - Trung Quốc: Khôi phục lại cao nguyên Loess.

Có hàng triệu nông dân nghèo sống tại Cao nguyên Loess Trung Quốc, một vùng xa xôi hẻo lánh và khô hạn, nơi có mức thu nhập thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới và đây cũng là nơi tỷ lệ gia tăng dân số,mù chữ và bệnh tật cao.

Tại đây, sau hàng thế kỷ sử dụng bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và tập quán canh tác phá hoại môi trường- cộng với tình trạng gia tăng dân số nhanh đã làm cho môi trường xuống cấp nghiêm trọng và nghèo đói lan rộng. Trên thực tế, khu vực này có tỷ lệ xói mòn đất đai cao nhất trên thế giới. Sản lượng cây trồng rất thấp và đời sống người dân từ lâu đã rất thấp.

Cùng với bộ tài nguyên nước của Trung quốc và dân địa phương, Ngân hàng thế giới đã xây dựng một phương pháp tiếp cận, trong đó đưa ra một giải pháp mang tính bền vững để phá bỏ vòng luẩn quẩn này. Xói mòn đất đã giảm đáng kể thông qua nỗ lực trồng rừng hàng loạt, không canh tác trên sườn đồi và làm ruộng bậc thang để giữ đất không bị trôi mất trong quá trình canh tác. Trong vòng 7 năm,

dự án đã đưa 1 triệu người ra khỏi tình trạng đói nghèo và cải thiện đáng kể môi trường sinh thái địa phương.

Dự án tái hoạch định nguồn nứơc sạch tại Cao nguyên Loess rất được hoan nghênh vì đây là mô hình bảo tồn nguồn nước- mô hình này đang được nhân rộng trên toàn Trung Quốc. Dự án này là một trong các chương trình lớn nhất và giảm mức độ xói mòn đáng kể nhất trên thế giới.

IV - Châu âu và trung á.

Trong vòng 15 năm qua, 28 nứơc trong khu vực Châu Âu và Đông áđược Ngân hàng thế giới chọn lựa đã tiến hành cải cách kinh tế, xã hội và chính trị sâu rộng. Đối với hơn 480 triệu người dân trong khu vực, việc chuyển sang chính thể dân chủ và kinh tế thị trường từ chính thể cộng sản và nền kinh tế tập trung là một quá trình lâu dài và không ít đau đớn.

Tuy nhiên đã có những dấu hiệu cho thấy tình hình đã được cải thịên. Từ năm 2002-2004, tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều tăng trưởng và các tổ chức xã hội nở rộ cùng nỗ lực giải quyết nhu cầu xã hội khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt trong mức độ nghèo khổ và phát triển con người trong vùng.

Với sự đa dạng về tình hình kinh tế như vậy, sự hỗ trợ của Ngân hàng hướng tới nhu cầu của từng nước trong vùng. Những mục tiêu chính bao gồm:

i) Tạo lập một môi trường kinh doanh ổn định.

ii) Cải thiện tình hình quản lý nhà nước.

iii) Nâng cao vai trò của dân nghèo tại những nước có truyền thống không cho phép người dân tham gia nhiều vào công việc chính quyền.

iv) Đấu tranh chống bệnh tật, bao gồm cả HIV/ AIDS và lao.

v) Phục hồi tài nguyên thiên nhiên thông qua các chương trình trồng rừng và làm sạch môi trường.

vi) Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các nước thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn tri thức và công nghệ.

Trong vòng 15 năm qua, Ngân hàng đã cam kết cho vay 53,4 tỷ đô la cho các dự án và chương trình trong khu vực. Mặc dù sự tan rã của Liên Bang Xô viết và quá trình chuyển hoá kinh tế xã hội sau đó là rất khó khăn đối với nhiều nước, nhưng

quá trình chuyển hoá bình yên và sự phục hồi nhanh chóng đã mang lại hi vọng vào tương lai.

Giới trẻ có khả năng trở thành tài sản quý giá trong quá trình phát triển của khu vực, góp phần vì một xã hội ổn định và đoàn kết hơn.

V - Moldova: Tiền trợ giúp đã góp phần mở rộng trường sở.

Cậu bé 10 tuổi Valeria Matran sống tại Zberoaia, một làng nhỏ ở Miền trung Moldova, nơi mùa đông kéo dài, lạnh lẽo và băng giá. Cho đến nay, Valeriu ghét đi học, đặc biệt vào mùa đông vì lớp học qúa lạnh và em phải mặc rất nhiều áo ấm đầy và nặng trong lớp.

Khi 2000 cư dân làng này quyết định sửa sang lại trường học và nâng cấp hệ thống sưởi ấm, Ngân hàng thế giới và Quỹ phát triển xã hội của Moldova đã trợ giúp nỗ lực này và Valeriu cũng đóng góp số tiền tiết kiệm ít ỏi cho cuộc vận động này diễn ra trong cả làng. Với việc bỏ số tiền ít ỏi của mình vào hòm quyên góp, Valeriu không chỉ đóng góp vào chiến dịch này mà còn là minh chứng sống động cho cái tên của chương trình này là “ một penny vì ngôi trường của tôi”

Sau hai năm thì các trường được sửa sang xong và ngôi trường lại đi vào hoạt động. Vì có thêm nhiều lớp học, tất cả 310 học sinh có thể đến trường vào ca sáng. Các lớp học sáng sủa và ấm áp trong khi chi phí sưởi ấm chỉ có 800 đô la, so với 7000 đô la vào các mùa đông trước. Số tiền hỗ trợ cũng được sử dụng để mua đồ dùng học tập, bao gồm cả sách giáo khoa. Hơn nữa, ngôi trường trở thành một trung tâm cộng đồng thực thụ, với các hoạt động đa dạng thu hút người dân thuộc mọi lứa tuổi, trong đó có Valeriu và bà em, người đã nuôi dưỡng em.

VI - Croatia: Khôi phục hệ sinh thái biển.

Hàng thập kỷ, cơ sở hạ tầng công nghiệp nặng và nước thải không đủ tiêu chuẩn gây ô nhiễm Vùng Vịnh Kastela và Trogir đẹp lộng lẫy thuộc duyên hải Croatia, đe doạ vùng đất lịch sử này thành một điểm nóng về môi trường.

Trong 50 năm qua, nhiều làng ven biển đã trở thành bãi rác khi cáckhu công nghiệp- trong đó có cả những nhà máy hoá chất, xi măng, sắt và đóng tàu- được xây dựng khắp vùng. Nhà cửa và cây cối bị phủ đầy bụi, Biển Adriatic trở thành một khối xám xịt và các chất gây ô nhiễm được thải ra sông sát hại sinh vật biển.

Trẻ em ở địa phương, như Luke và Duje, 12 tuổi, vẫn thường quanh quẩn chơi trên bờ biển vào mùa hè, chúng không thể tưởng tượng được là trước đó không lâu bãi biển này còn rất sạch sẽ và không thải ra mùi khó chịu như vậy.

Theo yêu cầu của Chính phủ Croatia năm 1998, Ngân hàng thế giới đã cấp 36,6 tỷ đô la cho một dự án làm giảm lượng nước thải đổ ra vịnh và cải thiện tình hình cung cấp nước sạch.

Dự án Vịnh EKO Kastela đã khôi phục các bãi biển duyên hải giữa Split và Trogir, hai thành phố La mã cổ đại trong danh sách di sản thế giới của UNESCO. Dự án xây dựng, đường ống dẫn nước để lọc nước thải rồi thải ra vùng biển xa. Đường ống chính theo thiết kế sẽ khôi phục sự cân bằng sinh thái của Vịnh.

Luka, Luke và bạn bè của em háo hức dõi theo dự án. Chúng thích thú với những cỗ máy to lớn làm sạch nước và sung sướng khi nghĩ rằng bãi biển một ngày nào đó sẽ giống như thời mà ông bà chúng còn trẻ.

VII - Châu mỹ la tinh và vùng caribê.

Trong hơn nửa đời mình, Anh Pedro de Jesus Almeida 34 tuổi đã sống như trong thế kỷ 19. Một năm may mắn trong mái nhà chật hẹp tại Đông bắc Braxin đối với anh có nghĩa là kiếm đủ ăn cho gia đình trên mảnh đất khô cằn này.”Chúng tôi không có một cái gì cả” anh nhớ lại.

Tuy nhiên đến giữa thập niên 90, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi các quan chức chính phủ và chuyên gia kinh tế của Ngân hàng thế giới bắt đầu ý tưởng xoá đói giảm nghèo mới trongkhu vực. Chiến lược của họ là : Hỏi Almeida và hàng ngàn dân làng vùng Đông bắc xem họ cần gì để cải thiện cuộc sống của mình. Câu trả lời là, những nhu cầu nổi cộm nhất trong 10 năm gần đây là điện, nước sinh hoạt, máy nông nghiệp.

Việc để người nghèo tham gia giải quyết vấn đề của mình là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Ngân hàng thế giới tại Châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, nơi mà kinh tế phát triển chậm chạp và khủng hoảng sâu sắc đang diễn ra tại một vài nước làm phương hại đến nỗ lực phát triển. Để hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015 đòi hỏi phải có đầu tư mới vào y tế và giáo dục cơ sở, cũng như hạ tầng cơ sở và bảo vệ môi trường. Nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu

riêng môi trường Ngân hàng thế giới đã tích cực trợ giúp cho 80 dự án môi trường với tổng số vốn là 2,3 tỷ đô la.

Với hơn 1/2 số dân dưới 24 tuổi thì để có một tương lai tốt đẹp đồng nghĩa với việc quan tâm đặc biệt đến nhu cầu của giới trẻ. Hệ thống giáo dục hiện thời không trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để thanh thiếu niên có thể thành công trên một thị trường thay đổi thường xuyên và ngày càng mang tính công nghệ cao. Bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục Ngân hàng hiện đang thu hẹp khoảng cách giữa “kiến thức và công nghệ” tại đây.

VIII - Braxin: Bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon.

Từ nỗ lực đầu tiên là kiềm chế sự suy thoái rừng trong một khu vực diện tích nhất định trong rừng nhiệt đới Amazon, Braxin, nỗ lực này hiện đã phát triển thành kế hoạch bảo vệ toàn bộ vùng Amazon.

Bang thuần nông Mato Grosso với diện tích gần 91 triệu hecta và có 2,5 triệu người sinh sống (con số này đang tăng rất nhanh) là nơi phá rừng nhiều nhất trong thời gian qua. Nguyên nhân là tình hình phá rừng làm rẫy bất hợp pháp, cháy rừng và sử dụng đất bất hợp lý.

Để giải quyết vấn đề này, dự án chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRPP) đã hỗ trợ tính phát triển hệ thống kiểm soát môi trường qua vệ tinh. Hệ thống này đã nâng cao hiệu quả theo dõi, cấp phép và kiểm soát mức độ phá rừng giảm xuống còn 1/3 tại Mato Grosso vào năm 1998. NRPP là một phần của chương trình thí điểm bảo vệ rừng nhiệt đới ở Braxin, với sự hợp tác giữa chính phủ Braxin, các tổ chức xã hội, nhà tài trợ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Nhờ sự thành công tại Mato Grosso, Bộ môi trường Braxin quyết định mở rộng chương trình ra toàn bộ “ Vòng cung phá rừng”- khu vực ưu tiên trong số 3 tỉnh vùng Amazon.

Trong năm 2002, Ngân hàng thế giới kết hợp với tổ chức Động vật hoang dã thế giới và Chính phủ Braxin, đưa ra chương trình bảo vệ khu vực Amazon, đây là một sáng kiến 10 năm nhằm tăng gấp 3 diện tích rừng nhiệt đới Amazon được bảo vệ.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 30 - 36)