Hoạt động của Công ty tài chính Quốc tế IFC tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 48 - 49)

XVI I Ethiopia: Giới trẻ đấu tranh chống nạn dịch HIV/AIDS.

2. Hoạt động của Công ty tài chính Quốc tế IFC tại Việt Nam:

Công ty tài chính quốc tế (IFC) là bộ phận phụ trách khu vực tư nhân thuộc nhóm Ngân hàng thế giới. Nhiệm vụ của IFC là thúc đẩy đầu tư vào khu vực tư nhân tại các nước Đang phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo và cảI thiện đời sống nhân dân. IFC cấp vốn cho các dự án đầu tư bằng tiền của mình và qua huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế. IFC cũng cung cấp trợ giúp kỹ thuật và tư vấn cho Chính phủ và doanh nghiệp.

Từ năm 1994 đến tháng 10 năm 2001, IFC đã cam kết cấp vốn cho dự án tại Việt Nam.

Đối với các dự án này IFC đã cung cấp 383 triệu USD trong đó 180 triệu USD do bản thân IFC và 203 triệu USD cho các ngân hàng tham gia.

IFC hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân tại Việt Nam qua đầu tư và tư vấn. Ưu tiên chiến lược của IFC tại Việt Nam là tiếp tục tập trung vào:

Xây dựng tổ chức và thị trường tài chính trong nước.

Phát triển cơ sở hạ tầng qua tư nhân hóa và đầu tư.

Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Cải thiện môi trường đầu tư.

Ngoài ra, IFC còn quản lý Chương trình Phát triển Dự án Mêkông (MPDF), một hoạt động do nhiều tổ chức tài trợ nhằm đẩy mạnh việc thành lập và phát triển của các SMEs tại Việt Nam, Lào, Campuchia.

Dự án MPDF sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong phần phụ lục2.

IFC, cùng với Ngân hàng thế giới, hiện nay đang đẩy mạnh diễn đàn doanh nghiệp. Mục tiêu của Diễn đàn là cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và tổ chức 2 lần một năm hội nghị giữa các nhà hoạch định chính sách, đại diện doanh nghiệp và các nhà tài trợ.

Thông tin chính về các dự án tài trợ chính của IFC tại Việt Nam: Tài chính:

Vào năm 1997 IFC giúp thành lập công ty Cho thuê Quốc tế Việt Nam (VILC), công ty thuê tài chính đầu tiên ở Việt Nam.

VILC đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn tài chính trung hạn cho các SMEs tại Việt Nam. Từ khi thành lập, VILC đã cung cấp 35 triệu USD vốn cho thuê tàI chính cho gần 250 công ty. Nguồn vốn của công ty đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước mua sắm nhiều tài sản cố định bao gồm máy móc, thiết bị văn phòng và cho nhà máy.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w