Theo chị Julia Juana Viuda de Guâman, một phụ nữ goá chồng và phải nuôi 6 đứa con sống tại làng Ccorca miền trung Peru thì “ Trước đây chúng tôi phải đi bộ 4 hoặc 5 giờ để đến chợ tại Cuzzo. Ngày nay chúng tôi chỉ mất có 1 giờ đi xe buýt.” Là một thành phố nhỏ với 700 gia đình nghèo, Ccorca nằm ở đỉnh dãy Andes. Để mọi người có thể tiếp cận được với chợ và các dịch vụ cơ bản như giáo dục và y tế, Chính phủ Peru đã cùng với Ngân hàng thế giới, một số tổ chức xã hội khác và Ngân hàng phát triển các nước Châu Mỹ xây dựng chương trình đường xá nông thôn tại Peru. Nhờ có sáng kiến này mà để đi 20 km đường giữa Cuzzo và Ccorca chỉ mất 1/10 thời gian trước đây, khi phải đi trên con đường cũ.
Bên cạnh việc mua thực phẩm, thuốc men và quần áo trong thành phố và bán các sản phẩm của mình ra chợ, người dân làng Julia Juana nay có thể đến Cuzzo để làm việc bán thời gian trong ngành du lịch hiện đang khá phát triển tại đây; du lịch phát triển là nhờ ở cạnh Macchu Picchu, có phế tích còn lại của thành phố xây dựng trong thời hoàng kim của đế chế Inca.
Corca không chỉ là ngôi làng duy nhất của người bản xứ trong vùng được hưởng lợi từ con đường mới mở và từ khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản dễ dàng hơn. Khoảng 3 triệu người vùng núi Andes hiện được hưởng lợi ích của việc mở rộng và tu tạo hơn 13000 km đường nông thôn và đường cao tốc.
X - Trung đông và bắc phi.
Nạn thất nghiệp và khó khăn trong khả năng tiếp cận với tín dụng là hai thách thức chính mà người nghèo ở Trung Đông và Bắc Phi phải đối mặt. Taị một số nước, gần 1/3 số người trong độ tuổi lao động không có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở Bờ Tây và Gaza hiện khoảng trên 50% . Với tỷ lệ tăng dân số cao trong thời gian gần đây, khu vực này sẽ cần tạo khoảng 4 triệu việc làm/năm để đáp ứng nhu cầu những người mới tham gia vào lực lượng lao động.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm, nhờ đó ổn định tình hình chính trị, Ngân hàng thế giới hiện đang nỗ lực củng cố lĩnh vực kinh doanh trong khu vực để trang bị kiến thức và kỹ năng cho giới trẻ, giúp họ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Những ưu tiên khác bao gồm, cải thiện hệ thống khả năng quản lý nước sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực công.
Trên đường phố Sana’a, Cộng hoà Yemen, cậu bé Almad thường ngồi cả ngày để xin tiền. Nhưng từ năm ngoái, sau khi được chuyển đến trung tâm Tuổi thơ an toàn- nơi ở của các trẻ em đường phố dưới 14 tuổi- cậu đã có một mái nhà. Almad hiện đang theo học chương trình tiểu học và nhân viên nhà trường nói rằng cậu đã ngày một trưởng thành, vui vẻ và hiếu động hơn.
Trung tâm tuổi thơ an toàn chỉ là một trong những tổ chức mới được hưởng lợi từ Quỹ Xã hội dành cho phát triển (SPD) một cơ quan phát triển của Yemen được thành lập năm 1997 dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ quốc tế và chính phủ Yemen. Là tổ chức đặt tại một trong những nước nghèo nhất thế giới, SFD hướng tới việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và hỗ trợ tăng thu nhập dưới hình thức cho doanh nhân nghèo vay vốn và mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng ( cả hai hình thức này gọi là cấp vốn quy mô nhỏ ).
Với hơn 50% ngân sách dành cho giáo dục, SFD hiện đang gặt hái được nhiều bước tiến trong các việc mang giáo dục cơ sở đến những nơi xa xôi hẻo lánh của đất nước. Số lượng trẻ em đến trường tiểu học tăng từ 61-67% và chính phủ đã đặt chỉ tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, tập trung vào số lượng học sinh nữ tại những trường mà số học sinh nữ ít hơn nhiều học sinh nam.
Cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch và y tế cũng là vấn đề ưu tiên của dự án, chiếm 24% số vốn của SFD: lần đầu tiên 518 dự án nước cung cấp nước sạch cho 1,4 triệu người Yemen. Các dự án chăm sóc sức khoẻ mới – tập trung vào tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc quản lý và bảo trì trang thiết bị y tế - hiện đang phục vụ hàng trăm ngàn người.
Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm thông qua hình thức mở rộng dịch vụ xã hội, SFD còn mở ra các cơ hội với nhiều dự án cấp vốn quy mô nhỏ, những dự án này đã cấp vốn cho hơn 17000 người chủ yếu là phụ nữ.
XII - Gaza: Dịch vụ nước sạch và vệ tinh.
Trước khi có hiệp ước Oslo năm 1995 được ký kết giữa Tổ chức giải phóng Palestine và chính phủ Insarel các dịch vụ nước sạch và vệ sinh tại giải Gaza ở trong tình trạng rất tồi tệ. Khả năng tiếp cận với nước sạch rất hạn chế và một số lượng lớn nước bị thất thoát do đường ống cũ nát và rò rỉ vượt ngoài sức chịu đựng của
người Palestine. Hậu quả là nước khan hiếm và đắt đỏ. Tại khu vực đông dân cư nhất trên thế giới này nhu cầu được cung cấp nước sạch ổn định là hết sức khẩn thiết.
Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ khác cùng với Bộ tài nguyên nước của Palestine cho ra đời dự án dịch vụ nước sạch và vệ sinh tại khu vực Gaza. Mục đích của dự án này là nâng cao hiệu quả của hệ thống cung cấp nước sạch, cải thiện chất lượng nước cung cấp và xử lý nước thải.
“Nếu các nhà máy xử lý nước của chúng tôi không được cải tiến thì chúng tôi không thể đáp ứng nhu cầu của người dân và dịch vụ nước sạch sẽ bị sụp đổ” theo ông Hazim Tarazi, Vụ trưởng vụ nước sạch và nước thải của Bộ tài nguyên nước Palestine. “Với dự án này, chúng tôi đã xây dựng nền móng cho hiệu quả hoạt động trong tương lai với các quy định minh bạch và cơ sở hạ tầng vững chắc dành cho một trong những tài nguyên quý giá nhất của chúng tôi”.
Để cung cấp nước sạch cho hơn 1,2 triệu người cần phải tu sửa rất nhiều, điều này làm tăng mức cung cấp nước sạch 69% vào giữa năm 2002. Hơn 1260 km đường ống được khảo sát và hơn 50000 đồng hồ nước được sửa chữa hoặc thay thế. Bên cạnh đó đường nước của khoảng 22000 hộ gia đình được thay thế. Năm 1996 chỉ có 50% lượng nước cung cấp qua xử lý. đến nay đã có 96% lượng nước có thể uống trực tiếp.
XIII - Nam phi.
M.Ramaiah một nông dân 55 tuổi và là cha của 3 đứa con, cuối cùng cũng đã tìm được phương thức rẻ tiền và dễ kiếm để chứng minh việc anh sở hữu một mảnh đất gần Ittamuda một làng ở vùng Nam miền Trung ấn Độ. Bằng chứng đó là một mẫu đơn in sẵn mà anh có thể có được trong vài phút thông qua hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử. Điều này có thể mới nghe chỉ là một vấn đề đơn giản nhưng chứng chỉ sở hữu có tầm quan trọng rất lớn khi anh không bị lấy đi một cách bất hợp pháp- điều đã xảy ra không ít tại khu vực của anh.
Trước đây không lâu để có được những hồ sơ đất đai như vậy phải mất vài tuần, thậm chí vài tháng thông qua nhân viên địa phương những người thường ăn hối lộ để cung cấp giấy tờ. Ngày nay thông qua dự án công nghệ thông tin
Karnataka- một dự án giữa chính quyền thành phố Karnataka, Chính phủ ấn Độ và Ngân hàng thế giới – hơn 20 triệu hồ sơ đất đai của 6,7 triệu nông dân đã được vi tính hoá. Việc sử dụng công nghệ mới và dự án này đã mang lại cho nông dân địa phương một cách thức mới an toàn và yên tâm.
Cùng với sức mạnh của công nghệ và mang lại cho người nghèo các cơ hội trong cuộc sống là những mục tiêu cơ bản của Ngân hàng thế giới tại Nam Phi, một trong các khu vực có nhiều điều kiện bất lợi nhất trên thế giới. Hơn 1/3 của tổng số 1,4 tỷ người sống tại đây chỉ có mức thu nhập ít hơn 1 đô la/ngày, gần nửa số người trưởng thành không biết đọc hoặc viết.
Hoạt động của ngân hàng thế giới trong khu vực tập trung chủ yếu vào việc xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế tư nhân, cải thiện năng lực quản lý, chống HIV/AIDS và đảm bảo quản lý môi trường bền vững. Hoạt động ưu tiên là cho phép người nghèo được có cuộc sống thoải mái và loại bỏ những hạn chế không cho phép người dân tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển.
XIV - ấn Độ:
Các băng video ca nhạc của Bollywood đã làm tăng tỷ lệ người biết đọc biết viết như thế nào
Đến nay, Yashodaben Cholanski ở Gujarat, ấn Độ vẫn không thể đọc báo hoặc điền vào một mẫu giấy tờ đơn giản của nhà nước để xin hỗ trợ và các dịch vụ khác. Với sự hỗ trợ của một chương trình tên là Xây dựng phụ đề cùng một ngôn ngữ với ngôn ngữ nói (SLS) để phục vụ mục đích phổ cập khả năng đọc viết, Yashodaben đang học kỹ năng đọc cơ bản của chính ngôn ngữ mẹ đẻ của cô- tiếng Hindi bằng cách xem các băng video ca nhạc Bollywood. Với việc sử dụng công nghệ phụ đề chương trình này giúp Yashodaben nâng cao kỹ năng đọc vì nó cho phép cô vừa nghe vừa đọc lời những bài hát cô ưa thích.
Lời bài hát được làm khớp với phụ đề tiếng Hindi do vậy khi lời bài hát thay đổi thì màu của từ hiện lên cũng thay đổi theo. Đây là một cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, được xây dựng trên cơ sở hiểu biết của mọi người về lời bài hát, cho phép những người biết đọc một phần có thể đoán trước lời và đọc theo.
Viện quản lý ấn Độ hợp tác cùng Doordarshan, Công ty truyền thông nhà nước ấn Độ và Tổ chức nghiên cứu vũ trụ ấn Độ đã cung cấp phụ đề trên chương trình Chitriahaar, chương trình video ca nhạc quốc gia vào tháng 8 năm 2002.
Trong năm 2002 SLS được cấp 250000 đô la viện trợ không hoàn lại sau khi cạnh tranh thành công trên thị trường các hoạt động phát triển của ngân hàng thế giới.Thị trường các hoạt động phát triển là một chương trình cung cấp vốn ban đầu cho các ý tưởng sáng tạo và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, ngân hàng phát triển và chính phủ. Hiện nay cần nhân rộng SLS sang các bang khác của ấn Độ, trên chương trình truyền hình quốc gia và áp dụng đối với các ngôn ngữ khác.
XV - Bangladesh: Cải thiện dinh dưỡng cho người dân.
Mức độ suy dinh dưỡng tại Bangladesh vẫn còn cao nhất trên thế giới đây là rào cản rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Gần 700 trẻ em chết do các bệnh có liên quan đến suy dinh dưỡng tại Bangladesh trong 1 ngày. Trong số trẻ sống sót gần 60% thiếu cân, điều này làm giảm trí thông minh về sức khoẻ của trẻ. Cả nước mất khoảng 1 tỷ đô la một năm cho chi phí điều trị và chi phí so năng suất lao động giảm sút.
Trong năm 1995 chính phủ nước này đã đưa ra dự án dinh dưỡng toàn Bangladesh (BINP) với sự hỗ trợ của UNICEF và khoản tín dụng 59,8 triệu đô la của Ngân hàng thế giới. Đây là một trong các chương trình dinh dưỡng lớn nhất trên thế giới. Vào cuối năm 2001 dự án đã đến được với hơn 3 triệu gia đình ở trên 13000 làng trên toàn Bangladesh cung cấp các dịch vụ như theo dõi mức độ tăng trưởng của trẻ và cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho những người có nguy cơ suy dinh dưỡng nhất như trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Vào năm 2000 Ngân hàng thế giới đã thông qua một khoản vay khác trị giá 92 triệu đô la cho Chương trình Dinh dưỡng quốc gia quy mô rộng hơn. Chương trình mới này hi vọng đảm bảo cung cấp thực phẩm dinh dưỡng và đa dạng cho một nhóm chiếm gần 1/3 dân số Bangladesh. Dự án BINP đã thành công trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và khôi phục sức khoẻ cho hơn 1,2 triệu trẻ em gái, 191.000 phụ nữ cho con bú, 158.000 bà mẹ đang mang thai và 718.000 trẻ em dưới 2 tuổi.
Sứ mệnh của Ngân hàng thế giới tại Châu phi là một trong những tia hy vọng. Bên cạnh việc xoá nợ cho các nước Châu phi nghèo nhất thế giới, Ngân hàng cũng nỗ lực đấu tranh chống HIV/AIDS, phát triển thương mại, nâng cao vai trò các cộng đồng và giúp các nước tránh xung đột và phục hồi sau xung đột vũ trang.
Châu phi hạ Xahara đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây: tỷ lệ người biết chữ tăng và tiếp cận công nghệ thông tin mới được mở rộng. Tuy nhiên khó khăn trong vùng còn rất lớn. Nửa dân số sống ở đây có thu nhập dưới 1 đô la/ ngày. Nửa dân số không có nước sạch để sinh hoạt và chỉ khoảng 1/4 trẻ em gái nghèo được đi học tiểu học. Nhưng mối lo lớn nhất trong tương lai là nạn dịch HIV/AIDS. Hơn 70% trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên thế giới là ở Châu phi với 25,2 triệu người Châu phi bị nhiễm bệnh.
Ngân hàng thế giới hiện là nhà cung cấp hỗ trợ phát triển lớn nhất cho Châu phi và là nhà tài trợ hàng đầu trong khu vực cho các chương trình chống HIV/AIDS. Lĩnh vực ưu tiên hàng đầu bao gồm cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, y tế, dinh dưỡng, kiểm soát gia tăng dân số, giáo dục, phát triển vì lợi ích cộng đồng và xúc tiến thương mại trong khu vực.