CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 43 - 47)

XVI I Ethiopia: Giới trẻ đấu tranh chống nạn dịch HIV/AIDS.

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

I. Tổng quan mối quan hệ Việt Nam – WB.

Năm 1978, WB đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu USD để thực hiện dự án Thủy lợi Dầu tiếng. Tháng 1/1985, IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do Việt Nam mắc nợ quá hạn.

2.Giai đoạn 1993 đến nay:

Sau một thời gian bị gián đoạn, đến tháng 10/1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động giàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng của Việt Nam chính thức được nối lại.

Văn phòng đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở văn phòng tại Hà Nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm 3 cán bộ giữ chức giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam.

Trong số các tổ choc cho vay thuộc nhóm WB, hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của IDA cho Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt Nam với nhóm WB ( thời hạn vay 40 năm, phí dịch vụ 0,75%/năm, phí cam kết 0 – 0,5%/năm, không lãi suất, 10 năm ân hạn ). Ngoài ra, IFC cũng co vay các dự án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam với lãi suất thị trường, MIGA đã ký kết một số hiệp định bảo lãnh cho các dự án đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến 31/12/2003, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 4,38 tỷ USD ( kể cả dự án Thuỷ lợi Dầu tiếng vay vốn WB tháng 8/1978 và khoản bảo lãnh dự án điện BOT Phú Mỹ 2 – 2 ). Tổng số vốn giải ngân tính đến ngày 31/12/2003 đạt hơn 2,18 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự án mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hội, tăng cường thể chế và phát triển nguồn lực, quản lý nguồn tài ngyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, Việt Nam là nước vay IDA lớn nhất.

Ngoài việc cho vay các dự án và chương trình, WB cũng cung cấp các khoản Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) cho Việt Nam, kể cả các khoản HTKT uỷ thác của các nước. Tổng số HTKT của WB tính đến tháng 31/12/2003 là hơn 135 khoản với giá khoảng 322 triệu USD; trong đó bao gồm 19 khoản đồng tàI trợ trị giá 210,6 triệu USD.

Một số các hoạt động khác của WB tại Việt Nam:

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam ( VDIC ) trực thuộc văn phòng WB tại Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/1/2001. Mục tiêu của Trung tâm là mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng hoạt động, nâng cao hiệu quả hỗ trợ của nhóm WB cho Việt Nam.

Hiện nay, WB đang dự kiến mở thêm một trung tâm Đào tạo từ xa tại TP. Hồ Chí Minh và mở rộng mạng kết nối đào tạo phát triển toàn cầu (GDLN).

3.Đánh giá chung:

Về quan hệ VN – WB: Kể từ khi nối lại quan hệ với tín dụng Việt Nam đến nay, WB đã có những đóng góp và hỗ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuộc xóa đói giam nghèo ở Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và WB ngày càng được củng cố và phát triển. Điều này được thể hiện thông qua các chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch WB – Ngài James D.Wolfensohn năm 1996 và 2000 và các chuyến thăm của các Tổng Giám đốc, các phó chủ tịch. Phía WB đã đánh giá cao những kết quả đạt được và nổ lực to lớn của Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

Quan hệ với IFC: Kể từ năm 1993, IFC đã thông qua 30 dự án với tổng số vốn đầu tư là 605 triệu USD dưới hình thức tài trợ trực tiếp và hợp vốn, hỗ trợ cho các dự án có tổng số vốn đăng ký khoảng 1,6 tỷ USD. Hoạt động của IFC chủ yếu đầu tư vào khu vực ngoài quốc doanh của nền kinh tế như sản xuất xi măng, thép, khách sạn, may mặc, chế biến nông sản...Ngoài ra, IFC còn thành lập Chương trình Phát triển Dự án Mêkông (MPDF). Trong thời gian vừa qua, MPDF đã hỗ trợ tiếp cận tài chính cho 72 dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trị giá 50 triệu USD và thực hiện 15 khoản HTKT.

Quan hệ với MIGA: Với mục tiêu hoạt động của mình, MIGA đã phát hành 7 Hiệp định bảo lãnh ở Việt Nam với tổng giá trị 451 triệu USD trong lĩnh vực xây dung khách sạn, chế biến xuất khẩu cà phê, xây dựng nhà máy sản xuất kính và dự án điện BOT Phú Mỹ 3.

Vai trò của WB đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và xu hướng ODA của WB cho Việt Nam:

Kể từ khi nối lại quan hệ tín dụng với WB 10/1993, WB cung cấp 3 loại dịch vụ chủ yếu là: (i) thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; (ii) hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; và (iii) điều phối viện trợ.

(i) Tài trợ của WB cho Việt Nam: thường tập trung vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực... nay hướng trọng tâm vào xóa đói giảm nghèo, các khoản vay điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các khoản vay chương trình theo ngành trong thời gian tới. Điều này cho they Việt Nam đã dần dần nâng cao năng lực tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua. Chương trình tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và Chương trình tín dụng Hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) I và II tập trung vào 5 lĩnh vực cải cách trọng tâm của nần kinh tế, bao gồm: i) cải cách Ngân hàng; ii) cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước; iii) cải cách chi tiêu công; iv) tự do hóa thương mại; và v) phát triển khu vực tư nhân. Ngoài ra, chương trình PRSC II còn được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường. Việt Nam sẽ chuẩn bị tiếp nhận PRSC trong những năm tiếp theo.

(ii) HTKT và tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích: Các HTKT của WB tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số nghành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dung và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc nghành điện, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước, tài chính, ngân hàng...đã phát huy được hiệu quả trong quá trình thực hiện.

(iii) Điều phối viện trợ: hàng năm Hội nghị tư vấn giữa các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) – do WB làm đồng chủ tọa - được tổ choc nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ.

Tóm lại, các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho Việt Nam chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa Việt Nam với nhóm WB.

II. Các dự án của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam.

Ngân hàng thế giới tại Việt Nam là một bộ phận của một nhóm các tổ chức phát triển lớn gọi là Nhóm Ngân hàng thế giới.

Nhóm Ngân hàng thế giới có năm tổ chức thành viên: Ngân hàng Tái thiết và phát triển (IBRD), Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm quốc tế giải quyết những tranh chấp đầu tư (ICSID). Trong năm tổ chức thành viên này, Hiệp hội Phát triển Quốc tế và Công ty tài chính quốc tế đang hoạt động cho tiến trình phát triển của Việt Nam.

Do đó, trong phần này chúng tôi chỉ đi sâu phân tích các hoạt động hiện nay của hai Tổ chức trên tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (Trang 43 - 47)