Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 119 - 124)

1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

5.6.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trước hết, cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như "Hệ số thanh toán hiện hành", "Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn", "Hệ số thanh toán của tài sản lưu động", "Hệ số thanh toán nhanh". Ý nghĩa và cách tính toán các chỉ tiêu này đã được đề cập trong phân tích khái quát tình hình tài chính.

Tiếp theo, dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành thu thập số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp. Sau đó, sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng phân tích theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn tr- ương của việc thanh toán (thanh toán ngay, chưa cần thanh toán ngay). Còn với khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới...).

Trên cơ sở bảng phân tích này, nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn (thanh toán ngay, thanh toán trong tháng tới, thanh toán trong qúy tới...). Doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán trong từng giai đoạn nếu các khoản có thể dùng để thanh toán lớn hơn các khoản phải thanh toán. Ngược lại, khi các khoản có thể dùng để thanh toán nhỏ hơn các khoản phải thanh toán, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm được khả năng thanh toán. Điều này buộc các nhà quản lý phải tìm kế sách để huy động nguồn tài chính bảo đảm cho việc thanh toán nếu không muốn rơi vào tình trạng phá sản. Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán như sau:

Bảng 5.4 Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Các khoản phải thanh toán Số

tiền

Các khoản có thể dùng thanh toán Số

tiền

I. Các khoản phải thanh toán ngay

1. Các khoản nợ quá hạn

- Phải nộp ngân sách - Phải trả Ngân hàng - Phải trả công nhân viên - Phải trả người bán - Phải trả người mua - Phải trả nội bộ

I. Các khoản có thể thanh toán ngay

1. Tiền mặt

- Tiền Việt Nam - Vàng bạc, đá quý - Ngoại tệ

2. Tiền gửi Ngân hàng

- Tiền Việt Nam - Vàng bạc, đá quý

- Phải trả khác

2. Các khoản nợ đến hạn

- Nợ ngân sách - Nợ Ngân hàng ...

II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới - Ngân sách - Ngân hàng ... 2. Quý tới - Ngân sách - Ngân hàng ... - Ngoại tệ

3. Tiền đang chuyển

4. Các khoản tương đương tiền

II. Khoản có thể thanh toán trong thời gian tới

1. Tháng tới

- Đầu tư ngắn hạn khác - Khoản phải thu - Vay ngắn hạn ...

2. Quý tới

- Đầu tư ngắn hạn khác - Khoản phải thu - Vay ngắn hạn ...

Cộng Cộng

Trên cơ sở bảng phân tích, cần tính chỉ tiêu

- Hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (Hk) =

Nhu cầu thanh toán

Chỉ tiêu này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn (hiện hành, tháng tới, quý tới....)

- Nếu Hk > 1 chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và tình hình tài chính

- Nếu Hk < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Hk càng nhỏ bao

nhiêu thì doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán bấy nhiêu.. Khi Hk≈ 0 thì doanh

nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.

- Hệ số thanh toán tức thời

Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán tức thời =

Các khoản nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này tính ra nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình tài chính tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn

Tài sản lưu động Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Các khoản nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này sấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan.

Tổng tài sản lưu động bao gồm mục A của tài sản, còn tổng nợ ngắn hạn bao gồm I,III

của A: nguồn vốn. Hệ số này có các mức độ > 1,5 được được đánh giá là tốt; 0,5  1 khó

khăn; < 0,5 rất khó khăn.

- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động

Vốn bằng tiền Hệ số thanh toán của vốn lưu động =

Tài sản lao động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ. Nếu tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán.

CHƯƠNG 6

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

6.1. HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH.

Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất đầu tự mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân cách Nhà nước.

Hiệu qủa kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội)

Về thời gian, hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vi mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung.

Về định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí kinh doanh (Lao động sống và lao động vật hoá ) để tạo ra một đơn vị sản phẩm. Đồng thời với khả năng sẵn sàng có làm ra nhiều sản phẩm.

Về góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị, các bộ phận cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội. Đạt được hiệu quả cao cho các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, cả kinh tế và xã hội.

Hiệu quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu số một, nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh.

Nhiệm vụ chủ yếu của phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận và chung cho toàn doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh doanh, đánh giá hiệu quả cuối cùng của kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Trên cơ sở đó có các biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w