Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 158 - 162)

1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

7.5.2 Trường hợp có nhiều điều kiện giới hạn

Với trường hợp này phải sử dụng phương pháp quy hoạch tuyến tính để lựa chọn quyết định phương án kinh doanh tối ưu. Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định hàm mục tiêu: Hàm mục tiêu có thể là tối đa lợi nhuận, cũng có thể tối thiểu chi phí. n

F = Σ ciQi → min (max) i=1

Trong đó: F – Hàm mục tiêu, nếu là chi phí → min , còn nếu là lợi nhuận → max

ci – Chi phí (suất thu) bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ i Qi – Sản lượng sản phẩm dịch vụ i

Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn

Bước 3: Xác định vùng kinh doanh có thể chấp nhận được. Có thể sử dụng đồ thị để biểu

diễn. Vùng kinh doanh có thể chấp nhận trên đồ thị do các đường biểu diễn của các ràng buộc với hai trục toạ độ tạo thành. Mỗi đường biểu diễn có chức năng giới hạn một phía đối với vùng kinh doanh có thể chấp nhận được.

Bước 4: Xác định phương án kinh doanh tối ưu. Theo quy hoạch tuyến tính, điểm tối ưu

là góc nào đó của vùng kinh doanh chấp nhận được. Vì vậy, để tìm cơ cấu sản phẩm dịch vụ thoả mãn yêu cầu cực đại hoặc cực tiểu hàm mục tiêu, cần thay lần lượt các giá trị toạ độ góc vào hàm mục tiêu, giá trị nào đạt hàm mục tiêu là cơ cấu sản phẩm dịch vụ cần xác định.

Ví dụ: Một Công ty có tài liệu về sản xuất 2 sản phẩm A , B như sau (đơn vị tính 1000 đồng)

Bảng 7.5 Tình hình sản xuất của Công ty

Sản phẩm A Sản phẩm B

Số dự đảm phí một sản phẩm 8 10

Giờ máy một sản phẩm 6 giờ 9 giờ

Lượng vật tư để sản xuất một sản phẩm

6 tấn 3 tấn

Giờ máy sản xuất tối đa 36 giờ Số lượng vật tư tối đa 24 tấn

Mức tiêu thụ sản phẩm B tối đa 3 sản phẩm

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nên sản xuất hỗn hợp sản phẩm như thế nào? Gọi x là số lượng sản phẩm A và y là số lượng sản phẩm B sẽ sản xuất. Xác định hàm mục tiêu F: F = 8x + 10y

Xác định phường trình điều kiện 6x + 9y ≤ 36 6x + 3y ≤ 24

y ≤ 3 Vẽ đường biểu diễn các phương trình điều kiện 6x + 9y = 36 6x + 3y = 24 y y = 3 8 6x + 3y = 24 4 3 y = 3 6x + 9y = 36 0 4 6 x

Xác định vùng sản xuất tối ưu:

+ Hướng về gốc toạ độ nếu phương trình điều kiện ≤ + Hướng ra ngoài nếu phương trình điều kiện ≥

Xác định phương trình (hỗn hợp) sản phẩm sản xuất tối ưu: kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu luôn nằm trên một góc của vùng sản xuất tối ưu.

Kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu là toạ độ giao điểm của hai đường biểu diễn 2 phương trình, thuộc góc của vùng sản xuất tối ưu.

Toạ độ góc 1 (0; 0) Toạ độ góc 2 (0; 3) Toạ độ góc 3 (1,5; 3) Toạ độ góc 4 (3; 2) Toạ độ góc 5 (4; 0) Bảng 7.6 Bảng tính giá trị hàm mục tiêu Góc Số lượng sản phẩm sản xuất Giá trị hàm mục tiêu Sản phẩm A (x) Sản phẩm B (y)

1 0 0 0

2 0 3 30

3 1,5 3 42

4 3 2 44

5 4 0 32

Như vậy hỗn hợp sản phẩm sản xuất tối ưu là 3 sản phẩm A và 2 sản phẩm B

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.PTS Bùi Xuân Phong

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp BCVT

Nhà xuất bản GTVT – 1999 2. GS.TS Bùi Xuân Phong

Quản trị kinh doanh BCVT

Nhà xuất bản Bưu điện – 2003 3. PGS.TS Bùi Xuân Phong; TS.Trần Đức Thung

Chiến lược kinh doanh BCVT

Nhà xuất bản Thống kê – 2002 4. GS.TS Bùi Xuân Phong

Phân tích hoạt động kinh doanh

Nhà xuất bản Thống kê – 2004 5. GS.TS Bùi Xuân Phong

Thống kê và ứng dụng trong Bưu chính viễn thông

Nhà xuất bản Bưu điện - 2005 6. GS.TS Bùi Xuân Phong

Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w