Phân tích tình hình phân bổ lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 63 - 64)

1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

3.1.4 Phân tích tình hình phân bổ lao động

Khi phân tích về lao động cũng cần phân tích tình hình phân bổ lao động tức là xem xét đánh giá việc phân bổ lao động vào các công việc, các bộ phận, các phòng ban.. có hợp lý không nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà việc phân tích tình hình phân bổ lao động có thể tiến hành theo các nội dung khác nhau.

- Phân tích phân bổ lao động vào các đơn vị sản xuất kinh doanh: Nếu là đơn vị sản xuất thì lao động được phân bổ vào lĩnh vực sản xuất sẽ chiếm tỷ trọng cao, lao động phân bổ ngoài lĩnh vực sản xuất (kinh doanh) sẽ chiếm tỷ trọng thấp. Nếu là đơn vị thương mại dịch vụ thì chỉ có lao động trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc nếu có trong sản xuất thì không đáng kể.

- Phân tích tình hình phân bổ lao động vào lĩnh vực sản xuất:

+ Bố trí lao động vào trong sản xuất được coi là hợp lý khi số lao động sản xuất chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng và số nhân viên sản xuất chiếm tỷ trọng thấp , có xu hướng giảm.

+ Việc phân bổ lao động vào các đối tượng sản xuất được coi là hợp lý khi lao động phân bổ vào chuyên môn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên; còn bổ trợ chiếm tỷ trọng nhỏ, có xu hướng giảm.

Cần phân tích phân bổ lao động vào các bộ phận xem có hợp lý hay không, nhằm tránh một quy mô quá lớn hoặc quá nhỏ, phải phù hợp với nhiệm vụ được giao. Cũng cần chú ý tính chất thời vụ nhằm sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Khi phân tích phân bổ lao động cần chú ý sự cân đối giữa các loại lao động có trình độ, tay nghề, chuyên môn nhằm có sự kết hợp hài hoà cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Phân tích tình hình phân bổ lao động vào lĩnh vực kinh doanh: lao động ở các bộ phận ngoài sản xuất chủ yếu là lao động làm công tác quản lý ở các phòng ban và thường có trình độ tương đối cao.

Khi phân tích phân bổ lao động cần đề xuất những giải pháp cụ thể trong việc quản trị nguồn nhân lực của mình. Đó là

+ Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hoàn thiện để phục vụ tốt yêu cầu thực hiện chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp.

+ Cải tiến, hoàn thiện khâu tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược quản trị nguồn nhân lực như phân tích kỹ công việc trước khi tuyển dụng, tìm nguồn tuyển dụng dồi dào, tổ chức quy trình tuyển dụng hợp lý... để có nguồn nhân lực phù hợp phân bổ cho các bộ phận trong sản xuất kinh doanh.

+ Có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề một cách thường xuyên cho người lao động để đáp ứng được công việc đang thực hiện hoặc hoàn thành nhiệm vụ có yêu cầu cao hơn.

+ Có chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp, nhằm khuyến khích người lao động tích cực làm việc, có ý thức nâng cao kết quả và hiệu quả công việc được giao.

+ Tổ chức công tác thi đua khen thưởng, quản lý tốt thời gian lao động.

Khi phân tích phân bổ lao động, sau khi đánh giá chung cần đưa ra các giải pháp nhằm phân bổ lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc cho doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên thông thường có thể có những giải pháp sau:

- Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hoàn thiện để phục vụ tốt yêu cầu thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cải tiến hoàn thiện khâu tuyển dụng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược nguồn nhân lực. Để tuyển dụng lao động phù hợp cho các bộ phận, phải phân tích công việc thật kỹ, tìm nguồn tuyển dụng, tổ chức quy trình tuyển dụng hợp lý.

- Có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động để đáp ứng được công việc đang thực hiện hoặc hoàn thành nhiệm vụ có yêu cầu cao hơn.

- Có chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp, nhằm khuyến khích người lao động hăng say làm việc, có ý thức nâng cao kết quả và hiệu quả công việc được giao.

- Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, quản lý tốt ngày công, giờ công.

Một phần của tài liệu Giáo trình " Phân tích hoạt động kinh doanh" (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w