Những quy định về cho vay trung dài hạn tại NHĐT&PTVN

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 38 - 39)

- Hoạt động bảo lãnh: Mặc dù hai năm trở lại đây, nhu cầu bảo

2.2.1.Những quy định về cho vay trung dài hạn tại NHĐT&PTVN

Cho vay theo kế hoạch Nhà Nước:

 Đối tượng vay vốn:

Các DN vay vốn phải cố đủ tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh có lãi. Dự án xin vay phải là dự án có hiệu quả, có đủ khả năng trả nợ NH hoặc các dự án cho vay dở dang, đã ký hợp đồng tín dụng từ năm trước nhưng phải được thông báo theo kế hoạch của và cho vay trong năm kế

hoạch. Dự án đầu tư mới hiện nay ưu tiên cho các ngành điện, cơ khí, sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến, khu công nghiệp, khu đô thị mới có thu

phí vả có khả năng thu hồi vốn.

 Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay được xác định theo thông báo của Chính Phủ trong năm kế hoạch. Lãi suất cho vay trung- dài hạn theo kế hoạch Nhà nước bằng VND hiện nay là 0,81%/tháng. Lãi suất cho vay trung- dài hạn bằng USD là 7,5%/ năm. Sau một thời gian điều hành lãi suất theo phương pháp cứng , quy định trần lãi suất đã bộc lộ một số nhược

điểm của nó. Hiện nay, NHNN đang áp dụng “lãi suất cơ bản“ thay thế

trần lãi suất. Lãi suất cơ bản tại thời điểm hiện nay được xác định là 0,75%/tháng đối với VND và được xê dịch trong biên độ 0,3% đối với cho vay ngắn hạn và 0,5% đối với cho vay trung- dài hạn.

 Thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn và khả năng trả nợ của DN nhưng không quá 10 năm, nếu quá 10 năm phải

trình Chính Phủ.

 Tài sản thế chấp:

Tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn vay và các hình thức đảm bảo nợ vay khác. Hiện nay, vấn đề thế chấp tài sản được quy định cụ

thể trong nghị định số 178/1999/NĐ- CP ban hành ngày 29/12/1999.

Được lập theo quy trình tín dụng đầu tư phát triển hiện hành của

NH. Hiện nay, hồ sơ cho vay được lập sẵn để tiện cho các DN đến vay.

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 38 - 39)