được NH áp dụng một cách có hiệu quả. Những biệ pháp này, có thể gây thêm chi phí cho NH nhưng thiết nghĩ nếu so chi phí này với những khoản tín dụng mà không có khả năng thanh toán thì nó cũng chỉ là
muối bỏ bể mà thôi.
Đối với những khoản vay dẫn tới nợ quá hạn mà nguyên nhân ở đây là chủ quan không sửa chữa được mang tính chất lừa đảo như: DN cung cấp sai về tình hình tài chính, mục đích khoản vay và khả năng hoàn trả
của mình nhằm rút vốn của NH thì NH phải ngay lập tức dừng lại các
khoản vay đó, tiến hành thu nợ trước thời hạn ngay để tránh những rủi
ro xảy ra đối với NH.
3.2.1.7. Các biện pháp sử lý các khoản vay nợ quá hạn.
Đối với các khoản vay mà sau khi đã phát hiện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nhưng không có tác dụng vẫn dẫn đến nợ quá hạn, nợ
khó đòi, khi đó NH cần thực hiện các biện pháp như:
Biện pháp khai thác:
áp dụng biện pháp này để xử lý các khoản cho vay có vấn đề có thể
mô tả như một chương trình phục hồi để áp đặt lên người vay với sự thoả
thuận và cộng tác của họ. Đây không phải là công cụ pháp lý, mà có thể NH hướng dẫn cho người đi vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến
khuyên thực hiện lại một chương trình mở rộng sản xuất, cải tiến phương
thức bán, tăng thêm sản phẩm mới, hoặc loại bỏ một số hoạt động không
sinh lợi hay không có viễn cảnh sáng sủa...Tất cả được hoạch định để giảm bớt chi phí, tăng doanh số bán ra và lợi nhuận, như vậy, tăng khả năng trả nợ của người vay, giảm bớt được rủi ro cho NH.