Giám sát khách hàng vay: Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 79 - 81)

khi cho vay một cách chặt chẽ, kịp thời.

- Thu nợ: Thực hiện theo sát, nắm chắc khách hàng, nguồn thu để

thực hiện thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

Quá trình thẩm định là giai đoạn khởi đầu có tính chất quyết định

đối với sự an toàn của khoản vay, mức độ an toàn của khoản vốn vay phụ thuộc nhiều vào việc xem xét hồ sơ vay vốn, đánh giá khách hàng và tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính lành mạnh; đánh giá tính

khả thi của dự án cho vay kèm theo xem xét đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không.

Quá trình giám sát người vay sử dụng đồng tiền cho vay như thế nào có tính chất quyết định giúp NH có thể định lượng cũng như kịp thời phát

hiện các rủi ro có thể xảy ra đối với mình. Việc giám sát có thể thực hiện

dưới nhiều hình thức như kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xem xét quá trình tiền vay được chuyển đi đâu, trả cho ai, kiểm tra vật tư tài sản đảm bảo nợ vay, kiểm tra tài chính DN dưới nhiều hình thức như kiểm tra báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra về khả

năng chi trả thanh toán của DN để từ đó NH có những giải pháp kịp thời

ứng phó trước khi có rủi ro xảy ra.

Quá trình thu nợ và thanh lý nợ là một khâu rất quan trọng, có tính

chất quyết định đến sự tồn tại của NH, NH có thể thu hồi nợ trước thời

hạn nên thấy khoản nợ có vấn đề, có những khả năng dẫn đến sự tổn thất

cho nhà NH, hay NH phải áp dụng những biện pháp xiết nợ buộc NH

phải thanh toán nợ đúng hạn.

3.2.1.5. Vấn đề tài sản bảo đảm tiền vay.

Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong quá

trình cho vay của NH. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho NH có khả năng thu

hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ, giúp giảm tối

đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

Chúng ta không phủ nhận vai trò giúp ích tích cực của NH nhưng không vì thế mà chúng ta lại tuyệt đối hoá vai trò của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của cho vay trước tiên phải là giúp khách hàng

có vốn để duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả

kinh tế cho khách hàng, cho xã hội nhưng phải đảm bảo cho vay thu được nợ cả gốc và lãi vay chính là đảm bảo an toàn và hiệu quả cho chính bản

thân NH. Đặc biệt, đối với NHĐT&PTVN – NH chủ yếu phục vụ trong

lĩnh vực đầu tư và phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá -

mại thì mọi chuyện đã rõ ràng: sản xuất khách hàng thua lỗ, vốn đã mấtvà quan hệ giữa khách hàng với NH đã chấm dứt. Mặt khác, không

phải tài sản thế chấp nào cũng có thể bán ra một cách dễ dàng để NH thu nợ kịp thời, đặc biệt đó là tài sản cầm cố, thế chấp cùa DN Nhà nước, thực tế hiện nay việc phát mại tài sản là rất khó thực hiện.

Hiện nay, theo nghị định về bảo đảm tiền vay 178/1999/NĐ - CP

ngày 29/12/1999 của Chính Phủ, có đưa ra nhiều hình thưc bảo đảm khác nhau như: cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,

cho vay không có bảo đảm bằng tài sản,bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thu nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp không phải là biện pháp tốt nhất nhưng nó cũng giúp NH phần nào giải quyết được những thiệt

hại khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy, tôi thiết nghĩ:

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 79 - 81)