Ngoài ra, để đảm bảo khi rủi ro xảy ra vẫn có nguồn để bù đắp

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 87 - 88)

cho những khoản tiền gửi huy động, NH trực tiếp bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. ở nước ta hiện nay, chưa có tổ chức nào thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi nên câu hỏi đặt ra là NH sẽ mua bảo hiểm ở đâu. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp nêu ra là thành

lập một tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc Chính Phủ. Bảo hiểm tiền gửi

cũng là một biện pháp tích cực hỗ trợ phòng chống rủi ro tín dụng, bảo

đảm uy tín và sự bền vững của NH.

3.2.1.9. Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro.

Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong công tác cho vay

của NH nói chung là sự thiếu thông tin một cách chính xác từ người vay, từ thị trường và từ dự án. Vì vậy, vấn đề thông tin và xử lý thông tin là vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động đầu tư để giảm bớt rủi ro, để tìm đến những khách hàng chắc chắn và có hiệu quả nhất. Do vậy, muốn

nâng cao hiệu quả tín dụng thì NH cũng cần phải nâng cao chất lượng

của thông tin.

NH cần thực hiện triệt để việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn

kết hợp, từ DN, từ bạn hàng của DN, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NH Nhà nước, từ cơ quan pháp luật từ các NH bạn, tránh tình trạng

thông tin không cân xứng.

NH phải cử cán bộ có năng lực chuyên môn nghề nghiệp phụ trách

theo dõi kiểm tra từng khách hàng, từng khoản vay. Thường xuyên nắm

bắt thông tin về mọi mặt của DN, từ tổ chức cán bộ, quản lý điều

hành,đến tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh... để có biện pháp xử lý kịp thời với các rủi ro có thể xảy ra từ phía DN.

NH cần hiện đại hoá công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin phòng ngừa rủi ro. Trang bị thêm nhiều máy móc thông tin, hệ thống vi tính nối mạng trong toàn ngành và nối mạng với các NH

3.2.1.10. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro.

Rủi ro trong hoạt động NH bao gồm nhiều lĩnh vực: rủi ro về tỷ giá, rủi ro trong thanh toán, rủi ro trong hoạt động tín dụng... trong đó rủi ro

trong hoạt động tín dụng được quan tâm đặc biệt. Quá trình đầu tư cho nền kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, thời hạn dài nên rủi ro dễ xảy ra. Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro của NHĐT&PTVN là rất

cần thiết.

Đây là vấn đề các NH quan tâm từ nhiều năm nay nhưng do chưa có các quy định cũng như cơ chế tài chính để thực hiện. Hiện nay, Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng tại quyết định số 488/2000/QĐ - NHNN5 ngày

27/11/2000 do đó NH sẽ chủ động hơn trong việc xử lý bù đắp rủi ro của mình.

Để thiết lập quỹ dự phòng rủi ro một cách thích hợp và có hiệu quả, người ta thường phân loại các khoản vay theo 4 nhóm:

Một phần của tài liệu Đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” (Trang 87 - 88)