Chuẩn bị lá thuốc để sấy

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẤY NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN GIA SÚC (Trang 51 - 52)

- Độ ẩm tương đối của không khí: ẩm không khí thấp, khả năng hút ẩm càng cao Đối với sấy buồng hay hầm, độẩm không khí vào là 1030 %, độẩm ra 4060 % Đối với sấy

3.6.2.2Chuẩn bị lá thuốc để sấy

Lá thuốc đã chín, hái về cần để riêng theo từng vị bộ, tránh nắng gió làm héo. Khi xếp nên xếp thành lớp đứng hơi nghiêng, cuống lá xuống dưới ngọn lá trên. Sau đó chuẩn bị thuốc lá để sấy. Có 3 cách treo thuốc vào lò:

- Xâu dây: dùng dây gai xe dài khoảng 2,5 m, dùng kim dài 50-70 mm luồn qua cuống thuốc lá. Khi xâu lá thuốc vào dây cần để lá nọ cách lá kia khoảng 0,5-1 cm với nguyên tắc lưng đấu lưng, mặt đối mặt để dễ thoát ẩm. Sau đó buộc ép vào sào bằng tre hoặc bằng gỗ, hai đầu sào có khoảng cách từ 10-15 cm không treo thuốc lá để gác lên xà gỗ của lò sấy.

- Buộc dây: dùng dây gai buộc trực tiếp lá thuốc vào sào mà không xâu qua cuống lá như trường hợp trên. Mỗi nút buộc hai lá to, lá vừa 3 lá, lá nhỏ 4-5 lá. Nguyên tắc buộc cũng giống như xâu (nghĩa là lưng giáp lưng, mặt giáp mặt) và mỗi sào buộc không quá 5 kg lá thuốc tươi.

- Ghim: dùng ghim tre dài 40-50 cm sống ghim vót nhọn, dày 2-3 mm bụng ghi vót mỏng hơn (giống lưỡi dao), đầu ghim vót nhọn có nơi người ta vót nhọn cả hai đầu ghim.

Dùng ghim có ưu điểm là tiện lợi, dùng được lâu, sấy chóng khô và phân loại cũng nhanh. Cách ghim như sau: dùng ghim nghim qua cuốn glá, lá nọ các lá kia 0,5-1 cm cũng với nguyên tắc lưng giáp lưng, mặt đối mặt. Sau đó cứ 4-5 ghim buộc vào một sào và cũng buộc cách hai đầu sào 10-15 cm để gác lên xà gỗ.

Trong khi xây dây, buộc hoặc ghim cần có sự chọn lựa đảm bảo các lá thúoc trên cùng một sào phải đồng nhất với nhau về kích thước la, mức độ chín và vị bộ.

Khi gác thuốc lá vào lò phải gác theo nguyên tắc: trên gác dày gưới gác thưa, trên xanh dưới vàng. Các sào ở tầng trên gác cách nhau 12-15 cm, các sào ở tầng giữa cách nhau 15-18 cm, các sào ở tần dưới cách nhau 20-25 cm. Xếp cách tường từ 20-30 cm, lá to xếp ở giữa lò, lá nhỏ xung quanh. Theo kinh nghiệm, các sào thuốc lá ở phía trên ống đại hoả (ống dẫn lửa chính) nên xếp cách đường tâm ống đại hoả về mỗi bên khoảng 20 cm, để cho sự chuyển động của không khí nóng được dễ dàng và nên xếp sắp lá nhỏ ở giữa, lá to xếp xung quanh tường. Xếp như vậy chóng khô và dễ kiểm tra hơn.

Tuỳ theo cỡ lò mà số sào thuốc gác trong lò có thể thay đổi. Lò cỡ 4x6x5m: xếp 500-530 sào thuốc

Lò cỡ 4x8x5m: xếp 750-800 sào thuốc Lò cỡ 4x10x5m: xếp 900-950 sào thuốc

Sau khi gác xong thuốc vào lò sấy, cần nhặt hết các lá rơi vãi xuống nền lò và trên các ống dẫn lửa. Treo lưới phòng hoả, đóng kín cửa ra vào.

3.6.2.3 Ủ thuốc

Sau khi đã chuẩn bị thuốc xong cho đốt lò để nang nhiệt độ của không khí trong lò lên 32-35 oC.

Trong quá trình ủ nhằm làm biến đổi thành phần hoá học cũng như màu sắc của lá thuốc trong lúc lá thuốc còn sự sống (hô hấp) vì thếở giai đoạn này phải giữ cho lá thuốc đủ tươi. Nếu thấy lá thuốc bị héo, ngọn lá thuốc hơi quăn lại(trường hợp này thường gặp khi buộc thuốc ngoài nắng hay gặp lúc gió tây) thì phải tưới nước đều lên nền lò để cho nước bốc hơi làm lá thuốc tươi trở lại. Cũng vì lý do này nên nhiệt độ của không khí trong lò sấy ở giai đoạn này phải nâng lên dần dần và không vượt quá 35 oC. Ngược lại nếu thấy lá thuốc đổ mồ hôi (đọng nước) trên mặt lá, hoặc thấy các cửa kính quan sát bị mờ do hơi nước đọng lại, điều đó chứng tỏ độ ẩm của không khí trong lò sấy quá cao (trường hợp này thường gặp khi sấy trời mưa, nhất là ban đêm nhiệt độ thấp vì vậy cần nâng nhiệt độ không khí trong lò tường đối nhanh hơn, có thể 38-40 oC và mở các cửa thoát để đuổi nhanh ẩm ra ngoài. Khi thấy lá thuốc hết mồ hôi thì đóng cửa thoát lại đểủ bình thường. Độ ẩm không khí trong lò sấy trong giai đoạn này thấp hoặc cao quá đều không có lợi cho quá trình ủ.

Tuy vậy, trong giai đoạn ủ, lá thuốc phải mất đi một ít nước để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly các hợp chất hữu cơ phức tạp như tinh bột, protit, clorofin...sự mất nước trong quá trình ủ là cần thiết không quá 30-35 % khối lượng lúc ban đầu. Phù hợp với điều kiện này, độẩm tương đối của không khí trong lò sấy nằm trong khoảng (kk=75- 80% và nhiệt độ từ 33-35 oC. Cần giữ các điều kiện này ((, t0) cho tới khi màu vàng xuất hiện ở phần ngọn lá, lá thuốc tiến tới trạng thái “chết” tự nhiên vì thế đến lúc này cần nâng dần nhiệt độ không khí trong lò lên đến 37-38 oC và mở hé cửa thoát ẩm để giảm độẩm của không khí trong lò xuống khoảng 65-70 %. CưÏ giữđiều kiện này cho tới lúc 2/3 diện tích lá chuyển sang màu vàng, sau đó nâng dần nhiệt độ lên 40 rồi 45 oC trong khoảng 5-6 giờ (trung bình mỗi giờ nâng lên 1 oC). Đồng thời với việc nâng nhiệt độ cần tăng cường thông gió bằng cách mở rộng các cửa thoát để đuổi không khí ẩm ra ngoài. Cứ giữởđiều kiện này cho đến khi toàn bộ lá thuốc có màu vàng.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẤY NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN GIA SÚC (Trang 51 - 52)