KỸ THUẬT SẤY THỨC ĂN GIA SÚC TỪ THỰC VẬT 1 Những đặc điểm

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẤY NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN GIA SÚC (Trang 53 - 58)

- Độ ẩm tương đối của không khí: ẩm không khí thấp, khả năng hút ẩm càng cao Đối với sấy buồng hay hầm, độẩm không khí vào là 1030 %, độẩm ra 4060 % Đối với sấy

3.7 KỸ THUẬT SẤY THỨC ĂN GIA SÚC TỪ THỰC VẬT 1 Những đặc điểm

3.7.1 Những đặc điểm

Trong nông nghiệp hằng năm người ta cần phải bảo quản một lượng rất lớn thức ăn xanh (các loại cỏ và lá, thân cây mềm, cây ngô) cho gia súc, mà thức ăn này phát triển trong mùa xuân và mùa hè, để làm thức ăn cho gia súc trong những tháng khô hạn và giáp vụ.

Đã từ lâu người ta đã biết phơi khô các thức ăn xanh dã cắt trên cánh dồng trong không khí và dưới ánh nắng. Do đó sản phẩm chỉ bốc hơi ở mức độ nào đó và cũng đều

đặn nếu người ta đảo trộ nhiều lần, nó có thểđược phơi ngay trên đất, sân phơi hoặc trên giàn phơi. Bởi vậy nó gây tổn thất đáng kể do sự hô hấp của thực vật, do thối rửa qua mưa và ẩm, bị vụn ra của những lá giàu chất tro và dinh dưỡng do đảo trộn nhiều lần trong quá trình phơi hoặc lên mốc lên men của thực vật đối với thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra màu xanh và vitamin có giá trị cũng bị tổn thất. Sản phẩm này thường được gọi là cỏ khô.

Trong những năm gần đây, người ta đã tìm ra những biện pháp để làm khô và bảo quản thức ăn xanh cho gia súc mà không phụ thuộc vào thời tiết, đó là phương pháp sấy nhân tạo. Muốn có sản phẩm sấy hoàn hảo thì phải cung cấp nguyên liệu ban đầu có chất lượng. Những tổn thất của thức ăn xanh cho gia súc trong quá trình sấy tương đối thấp.

Bảng 3.3: Tổn thất thức ăn xanh qua các quá trình phơi, sấy và ủ chua. Phương thức phơi Tổn thất % Phơi trên đất Phơi trên dàn Sấy nhân tạo Ủ chua trong thùng kín 20-60 15-25 3-5 10-15

Phương pháp sấy nhân tạo có nhiều mặt lợi về chất lượng, giảm tổn thất trong quá trình sấy, rút ngắn thời gian phơi và không bị động với thời tiết không thuận lợi cho việc phơi. Tuy nhiên giá thành sấy liên quan đến giá cả thu mua nguyên liệu, điều kiện trồng trọt, nguồn nguyên liệu v.v...

Người ta thường trang bị những thiết bị sấy ở những nơi trồng tập trung thức ăn gia súc có chất lượng, trung tâm này phải nằm trong khoảng cách thích hợp để vận chuyển đối với diện tích trồng trọt của vùng nguyên liệu.

Người ta cần chú ý tổ chức hợp lý việc trồng trọt và thu hoạch để cung cấp thường xuyên và đầy đủ nguyên liệu tươi cho thiết bị sấy trong cả năm.

Nếu sấy hợp lý ta đạt được những mặt lợi sau đây:

- Không phụ thuộc vào thời tiết khi thu hoạch thức ăn xanh cho gia súc. - Giảm được tổn thất của nguyên liệu trong quá trình sấy, bảo quản.

- Sự tổn thất của mầm sẽ được thu nhập lại. Thức ăn này gần giống như thức ăn tươi nên gia súc rất thích ăn.

Thực vật xanh (các loại cỏ) cung cấp thức ăn độn (xơ) cho gia súc tăng cường sự tiêu hoá (cây ngô non), lá cải củ là sản phẩm có hàm lượng cao những gluxit để hoà tan

và chứa các chất vitamin A, B1, B2 và các chất khoáng. Màu của thức ăn xanh đã được sấy đúng kỹ thuật sẽ có màu của cỏ khô.

Cỏ khô (thức ăn xanh khô) có thể là thức ăn chính hoặc phụ tuỳ từng loại gia súc, mà người ta có thể nâng cao trạng thái sức khoẻ và độ vỗ béocủa gia súc, khả năng đề kháng của gia súc đối với các bệnh truyền nhiểm cũng mạnh hơn, năng suất sữa sự tăng trọng của bò thịt và sản lượng trứng của gia cầm cũng tăng lên.

Người ta thường đánh giá giá trị của thức ăn xanh khô theo hàm lượng caroten và protit khô. Sản phẩm có chất lượng loại I có hơn 22 % protit thô, trong lá thường nhiều hơn gấp đôi so với trong cuống và cành lá. Hàm lượng caroten thay đổi trong giới hạn rộng từ 80-240 mg/kg thức ăn khô, trong lá cải củ có khoảng 12 % protin thô; 11-12 % xenluloza.

Sự phát triển và thay đổi về khối lượng cũng như chất lượng của thức ăn xanh có liên quan đến thời tiết và mùa trong năm.

Diện tích trồng trọt càng tăng, năng suất càng lớn thì thời gian chín của thức ăn xanh càng tập trung trong thời điểm ngắn với khối lượng càng lớn. Để tránh điều này và kéo dài thời vụ chế biến người ta thường trồng nhiều loại khác nhau trong những vùng thích hợp.

Trong quá trình phát triển thì thành phàn hoá học của thực vật thay đổi, thường hàm lượng nước giảm thì hàm lượng chất khô tăng, hàm lượng protein thô và carotin cũng giảm đi. Hàm lượng xeluloza tăng lên, độ bền vững của thành tế bào cũng tăng lên. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng và độ tiêu hoá của thức ăn gia súc. Nhưng mặt khác vì khối lượng thu hoạch gia tăng do tiến bộ của kỹ thuật trồng trọt mà người ta đạt được hiệu quả sử dụng đối với mỗi hec ta đất đai trồng trọt. Thời điểm thu hoạch các thức ăn xanh (ngô, các loại cỏ v.v...) tốt nhất là trước khi chúng có hoa.

Phần lớn nhữnng thiết bị sấy thức ăn xanh ởĐức đã được sử dụng có năng suất 25 tạ sản phẩm ướt/giờ và thời gian làm việc khoảng 2000 giờ trong năm.

Ở Bắc Mỹ việc sản xuất cỏ tam điệp đã phát triển thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn.

Độẩm của sản phẩm đưa vào sấy thường thay đổi trong giới hạn rộng. Nó không chỉ phụ thuộc vào độ ẩm của thực vật, mà còn phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch, thời tiết và điều kiện thu hoạch. Thường người ta tính tỷ lệ thu được trung bình (khối lượng sản phẩm ướt trên khối lượng sản phẩm khô) 3:1 với cỏ héo, 5:1 với lá củ cải; 7:1 với cây ngô non. Nếu sấy sản phẩm trước khi sấy được để héo một phần thì việc vận chuyển sẽ dễ dàng hơn và cũng tiết kiệm một phần nhiệt lượng. Thường người ta phơi sơ bộ,

nhưng không được làm héo quá vì nó sẽ gây tổn thất các chất dinh dưỡng nếu quá trình làm héo kéo dài thì quá trình làm nhỏ sản phẩm trước khi sấy sẽ khó khăn.

Việc phân loại nguyên liệu để trồng trọt trong nông nghiệp rất phức tạp, vì các phần riêng lẻ như thân cây, lá cây cũng khác nhau không chỉ theo hình dạng bên ngoài mà còn cả cấu tạo bên trong và độẩm của nó nữa.

Cũng từ một loại thực vật nhưng có sự khác nhau về hình dạng độ lớn, cấu tạo...mà người ta đã tìm thấy sự khác nhau lớn giữa các loại thực vật. Sự khác nhau này phụ thuộc vào trạng thái phát triển, điều kiện đất đai, điều kiện thời tiết để phát triển, thời điểm thu hoạch v.v...Tất cả những điều này đều đưa đến yêu cầu sấy khác nhau (chế độ sấy khác nhau). Độ ẩm cuối cùng của sản phẩm sau khi sấy thường là 8-10 %, nếu sấy quá khô thì hàm lượng caroten sẽ giảm.

Thực vật sấy ở điều kiện không đổi thì ngay sau khi bắt đầu của quá trình sấy trong một thời gian ngắn, nhiệt độ sản phẩm gần như không đổi, nhiệt độ này nằm trên nhiệt độ giới hạn lạnh vì vỏ của thực vật không có nước tự do, mà chỉ cho hơi nước di qua. Bề mặt của sản phẩm được coi là ướt nhất chỉ trong một thời gian ngắn. Với quá trình sấy của thực vật nguyên (không bằm nhỏ) trước hết một phần nước di chuyển từ thân cây đến lá rồi bốc hơi ở đó. Nhưng ở lá thường khô sớm hơn ở thân cây, do đó có nguy hiểm: những phần thực vật có giá trị thường là ở lá thì bị quá khô, còn ở phần thân sấy không đầy đủ. Người ta có thể giảm bớt hiện tượng này bằng cách thái nhỏ hay cán nhẹ sản phẩm trước khi sấy (chú ý không để sản phẩm bị ép mạnh làm mất các chất dinh dưỡng bên trong), qua đó ta đạt được thực vật khô tương đối nhanh.

Trong những phần tử từ thân cây thái ra thì ẩm di chuyển theo hướng dọc thân cây nhiều hơn là hướng nằm ngang vì cấu tạo mao quản của thân cây được tạo ra do tính chất sinh lý của chúng. Vì vỏ thực vật gây ra trở lực đáng kểđối với việc vận chuyển ẩm theo hướng nằm ngang nên bốc ẩm ở mặt cắt ngang của thân cây sẽ nhiều hơn xung quanh thân cây, so với một đơn vị bề mặt. Phần thân cây càng ngắn khô nhanh. Người ta tìm ra chiều dài thích hợp cho thân cây bị cắt khúc: 5-8 mm đối với loại cỏ tam điệp và 5 mm đối với lá củ cải, tuy nhiên các phần khác nhau có thể có những chế độ sấy khác nhau. Chú ý không nên thái quá nhỏ dễ gây ra dính bết lại với nhau do đó sấy rất chậm.

Đối với lá củ cải thường phải qua giai đoạn rửa mới thái. Trong quá trình thái, vỏ ngoài thực vật và một phần thân cấy bị xé rách hay dập nát, cho phép 1 tỷ lệ nhất định. Quá trình thái không phải ứng dụng với tất cả thực vật mà thường chỉđói với các thực vật có thân cây to, mập mềm...như ngô, lá cải củ v.v...

Thức ăn khô tốt thì phải tạo thành khối tươi xốp v.v...tạo điều kiện tốt cho quá trình sấy. Người ta sử dụng hai phương pháp sấy nhân tạo sau đây, mà ngừoi ta có thể phối hợp chung với nhau:

- Rải nguyên liệu thành lớp rồi thổi không khí nóng qua, trong quá trình sấy có đảo trộn.

- Nguyên liệu được đánh tơi, rồi sử dụng các thiết bị sấy dạng rời, sấy lơ lững, sấy phụt v.v...Ở giai đoạn đầu khi thức ăn còn tương đối ướt, người ta được phép sử dụng nhiệt độ không khí sấy cao hơn, nhưng sau đó cần làm giảm nhiệt độ sấy thấp hơn, vì ở nhiệt độ 70-80 oC đã ảnh hưởng trước hết là hàm lượng caroten và ở mức độ nhất định ảnh hưởng đến độ tiêu hoá của prôtit.

Trong những điều kiện cụ thể người ta cần chọn loại, năng suất và chế độ sấy thích hợp cho từng loại nguyên liệu.

Ở các cơ sở nhỏ cần thiết bịi sấy đơn giản, nhưng những thiết bị sấy này có thể chế biến không những thức gia súc xanh, mà còn các loại hạt và sản phẩm khác ở các cơ sở lớn, người ta thường dùng các thiết bị chuyên dùng và mức độ cơ khí hoá cao hơn. Chọn năng suất của thiết bị không nên chọn loại quá nhỏ vì thức ăn gia súc xanh thuộc loại cồng kềnh, thu hoạch một lúc nên có khối lượng lớn.

Ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nếu thời tiết tốt có thể phơi hoàn toàn, còn thời tiết không thuận lợi có thể kết hợp phơi và sấy.

Thức ăn của gia súc thường có giá thành sấy không cao lắm, nếu thiết bị sấy làm việc một cách kinh tế. Phần lớn giá thành chi phí vào yêu cầu về nhiệt. Vì vậy phải phấn đấu giảm thấp yêu cầu này.

Để sinh khí lò, ngừơi ta có thể sử dụng nguyên lịêu rắn, đối với thiết bị sấy có năng suất nhỏ và dùng lưới sấy thì thích hợp nhất là dùng than đá. Đối với thiết bị sấy lớn, người ta có thể sử dụng nguyên liệu khác (lỏng, khí...) một cách tiện lợi hơn.

Để làm sạch khói lò người ta thường sấy dựng thiết bị lắng (phòng lắng, xilo lắng) để không những lắng các bụi than, mà còn các bụi tro khỏi đi vào thiết bị sấy.

Để bảo quản sản phẩm tươi, cần có điện trởđầy đủ, thời gian bảo quản không quá 12 giờ, chiều cao lớp nguyên liệu bảo quản từ 50-80 cm.

Sản phẩm sau khi đã sấy khô ngừơi ta có thể sử dụng làm thức ăn thô hoặc chế biến thành thức ăn tinh cho gia súc. Để làm thức ăn thô ngừoi ta thường nén thành khối, tiết kiệm diện tích bảo quản và có thể kéo dài thời gian bảo quản.

Nhiều xí nghiệp đã chế biến thành dạng bột hoặc viên và dạng bánh, ngoài ra người ta còn chế biến thành dạng xi rô đầu hoặc sản phẩm ủ chua.

Chú ý thức ăn gia súc sau khi sấy và ép (đóng thành bánh, khối...) được làm nguội nhanh chóng, vì nếu không có những hư hại có thể xảy ra.

Đối với những sản phẩm làm thức ăn tinh cho gia súc thường được bảo quản trong bao bì kín (túi giấy kín, túi polyetylen) để bảo quản độ ẩm của sản phẩm từ 10-14 %. Trong quá trình bảo quản có sự tổn thất carotin mà không ngăn cản được, nó mất khoảng 60 % trong 6 tháng với điều kiện mùa đông, còn mùa hè mất nhiều hơn.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẤY NÔNG SẢN, THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN GIA SÚC (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)