Đánh giá công tác lập dự án của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 (Trang 63 - 66)

Qua quá trình nghiên cứu công tác lập dự án tại công ty và đặc biệt thông qua nghiên cứu hồ sơ bản dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, tác giả rút ra một số nhận xét cho dự án bản Hẹo – Phung như sau:

Kết quả đạt được

Từ những kết quả của việc lập dự án trên có thể thấy công ty đã thực hiện đúng các yêu cầu của quy trình lập dự án, dự án đã cơ bản nêu được nội dung chủ yếu như sự cần thiết phải đầu tư, qui mô, hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án, hiệu quả tài chính của dự án…..điều này cho thấy đội ngũ cán bộ của công ty đã được đào tạo bài bản và có kiến thức về chuyên môn lập dự án.

Quy trình và phương pháp phân tích tài chính dự án tại công ty 267 (về cách tiếp cận, hệ thống chỉ tiêu sử dụng, về phương pháp phân tích…..) là phù hợp với tình hình và điều kiện Việt Nam hiện nay. Từ kết quả phân tích tài chính dự án cho thấy được quy mô và mức độ phức tạp của dự án. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để đánh giá dự án mặc dù chưa hoàn toàn là hoàn chỉnh song tương đối phù hợp, khá tương đồng với cách làm của các công ty chuyên tư vấn hiện nay. Công ty đã thực hiện mô hình tổ chức phân tích tài chính dự án theo mô hình chuyên môn hóa và được các chuyên gia kĩ thuật và chuyên gia kinh tế đảm nhiệm.

Việc lựa chọn dự án phù hợp với khả năng thực hiện của công ty sẽ giúp cho công tác thi công cũng như tổ chức được tốt, góp phần đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Bên cạnh đó mục tiêu của dự án đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quy hoạch tổng thể của Nhà nước giúp cho công ty có được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, bản dự án lúc này không chỉ còn trên lí thuyết mà mang tính thực tiễn cao

Dự án có thời gian thi công nhanh (2003 - 2007) đã giúp cho công ty không bị ứ đọng vốn lâu, nhờ việc tận dụng bán đất và nhà ngay trong thời gian xây dựng công ty đã huy động được vốn và có được doanh thu ngay trong năm thứ 3. Đây là kết quả của việc lựa chọn hình thức và quy mô đầu tư phù hợp với năng lực của công ty

Trong sắp xếp nhân sự, công việc được giao đúng sở trường, đúng chuyên ngành và có tính chuyên môn hóa cao, khai thác được tối đa năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của

chuyên viên, dễ dàng phối hợp công việc một cách trực tiếp và thuận tiện trong trao đổi công việc, cùng nhau thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ của công tác lập dự án

Các số liệu, dữ liệu được xử lí và vận dụng tốt như số liệu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, cơ sở pháp lí chặt chẽ và sự cần thiết phải đầu tư của bản dự án đã đưa ra được những phân tích, đánh giá giúp cho dự án mang tính khả thi cao

2. Những tồn tại và nguyên nhân

Việc lập dự án là một công việc khó khăn, phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu nên không phải dự án nào được lập ra cũng có được đầy đủ thông tin và đưa ra được hết ý đồ mà nhà đầu tư muốn thể hiện, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La cũng vậy.

Trong việc phân tích tài chính, khó khăn lớn nhất nằm ở việc dự báo các chỉ tiêu. Mặc dù hầu hết các dự án viết ra, các chỉ tiêu tài chính được phân tích đánh giá dựa trên các số liệu dự báo, tuy nhiên các số liệu này đáng tin cậy đến đâu thì không được đánh giá, không có ai chịu trách nhiệm. Ví dụ như số liệu về nhu cầu dân cư cho việc nâng cấp và mở rộng thị xã Sơn La lên quy mô thành phố là 8 đến 10 vạn dân năm 2010, và 25 đến 35 vạn dân năm 2020 được lấy từ số liệu dự báo của tỉnh Sơn La, dự báo này chính xác đến đâu thì chưa được xem xét và không có ai chịu trách nhiệm. Nguyên nhân là do trong công tác dự báo ở nước ta còn yếu kém, chưa có một cơ quan chuyên trách nào xác nhận và kiểm định những dự báo đó một cách chính xác, nguồn thông tin thì chưa phong phú, còn bị hạn chế, phần nhiều là số liệu khống

Hoạt động thu thập và xử lí thông tin chưa hoàn chỉnh. Phương pháp thu thập thông tin mà công ty thực hiện chủ yếu là thống kê tại chỗ, khai thác từ các báo, tạp chí chuyên ngành và khai thác từ cơ quan quản lí khai thác mà cụ thể ở đây là: số liệu thống kê của UBND Tỉnh Sơn La, số liệu từ việc thu thập thông tin của các Sở giao thông công chính, Sở tài chính vật giá, Sở xây dựng, Sở địa chính, Sở kế hoạch đầu tư, trang web của Tổng cục Thống Kê...Về dự báo mặc dù đã áp dụng một số phương pháp hiện đại nhưng có một phương pháp rất khoa học, độ tin cậy cao vẫn chưa được ứng dụng là dự báo theo mô hình kinh tế lượng. Lý do ở đây là cán bộ lập dự án hầu như chưa biết phương pháp này, có nhiều người thậm chí chưa biết đến kinh tế lượng là gì hoặc biết cũng chỉ ở mức sơ lược chưa thể áp dụng vào lập mô hình để dự báo

Dự án được lập chủ yếu với mục tiêu xã hội, phần lớn đi sâu vào phân tích kĩ thuật công nghệ nên chưa đề cập đến hiệu quả tài chính của dự án mà cụ thể là tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, suất thu lợi tối thiểu. Việc không xem xét các chỉ tiêu như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết luận về hiệu quả tài chính và đưa ra kết luận sai lầm về hiệu quả tài chính của dự án. Đây là nguyên nhân của việc cán bộ lập dự án cho rằng công ty làm chủ đầu tư và trực tiếp thi công nên việc tính toán kĩ lưỡng về phần kĩ thuật là điều cần thiết mà thiếu sót trong phần kinh tế tài chính. Các bảng biểu số liệu của công ty còn chưa đầy đủ như : bảng thời gian hoàn vốn, dòng tiền tệ

Bên cạnh đó nhóm dự án cũng chưa phân tích được độ nhạy của dự án cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện đầu tư. Công ty đã mua bảo hiểm xây dựng (0,25% giá trị xây lắp) nên họ cho rằng yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra sẽ không gây hại đến công ty, nhưng trong thực tế có những yếu tố khách quan như việc huy động nguồn vốn gặp khó khăn, việc rủi ro trong kinh doanh lĩnh vực khác của công ty, giá bán nhà ở sau khi xây dựng xong thay đổi...và điều này sẽ khiến công ty gặp khó khăn nếu như không lường trước, không tính toán được các bất lợi đó

Tóm lại, những hạn chế trong công tác lập dự án tại công ty chủ yếu do cán bộ lập dự án đã không xem xét mọi khía cạnh của dự án, cho rằng bản dự án mà mình lập ra là cho chính công ty mình nên đã không thực hiện hoàn toàn đúng theo quy trình lập dự án mà công ty đề ra

Kết luận: Từ bản dự án này tác giả xin đưa ra những nhận xét cho quá trình lập dự án nói chung tại công ty:

Nhìn chung công tác lập dự án tại công ty 267 đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho một bản dự án : nội dung, chất lượng, yêu cầu của chủ đầu tư...Công ty cũng đã thiết lập được một quy trình lập dự án tuy còn đơn giản song khá rõ ràng, mô tả được các nội dung, phân định nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận.

Nhân tố quyết định đến chất lượng của bản dự án chính là công ty có một đội ngũ cán bộ lập dự án yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có tri thức và luôn chịu học hỏi. Cán bộ quản lí là những người có tầm nhìn chiến lược, biết sắp xếp công việc và biết tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả nhất. Nội dung trong các bản báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi khá đầy đủ và chi tiết, hầu hết các dự án đều phân tích được các chỉ tiêu kinh tế tài chính như: NPV, IRR, B/C, đặc biệt là tính toán được độ nhạy của dự án (công việc này thường bị bỏ qua khi phân tích tài chính

của dự án), đưa ra được nhiều tình huống khác nhau và tính toán được hiệu qủa của từng phương án.

Bên cạnh đó trong công tác đánh giá tác động môi trường cán bộ lập dự án luôn đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế chúng và đảm bảo thực thi theo đúng các biện pháp đó (do công ty thường lập dự án rồi thi công luôn nên đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp dự án có giấy phép đầu tư và mang tính khả thi cao). Ngoài những ưu điểm trên công tác lập dự án của công ty còn những hạn chế đó là:

Trong công tác lập dự án không thể xem nhẹ bất kì nội dung phân tích nào kể cả kinh tế tài chính hay kinh tế xã hội vì các chỉ tiêu trong nội dung phân tích này giúp cho chủ đầu tư thấy được dự án đó có khả thi hay không, mặt lợi ra sao và hại ra sao, nó còn góp phần nâng cao khả năng nghiệp vụ cho cán bộ lập dự án.

Trong phân tích tài chính, báo cáo không chỉ rõ các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán cụ thể như thế nào, chỉ đề cập đến kết quả, hạn chế này cũng là do việc tính toán được sử dụng bằng các phần mềm máy tính (Excel hay microsoft project...) và nội dung của một tập báo cáo không cho phép.

Các dự án mà công ty lập chưa mang tính chuyên môn hóa cao vì đó là các dự án công ty vừa làm chủ đầu tư vừa thi công xây dựng, bản dự án không bị đưa ra nhiều cấp phê duyệt và thẩm định .

Với nhu cầu ngày càng nhiều và yêu cầu ngày càng cao về công tác lập dự án, công ty nên có một kế hoạch cụ thể nhằm phát triển lĩnh vực đầy tiểm năng này

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w