Nguồn điện
Hiện nay khu vực đang được cấp từ trạm, mạng điện còn rất đơn giản, không đảm bảo đủ công suất và độ an toàn
Nhu cầu sử dụng điện: sử dụng phuơng pháp tính trực tiếp Bảng 10: bảng ước tính chỉ tiêu cấp điện (xem phần phụ lục)
Hệ số sử dụng là 0,7. Tổng công suất cần dùng là 3.470 KW tương đương 4.150 KVA
Giải pháp thiết kế
Các điện áp: theo tinh thần quyết định số149 / NL / KHKT của Bộ năng lượng cũ thì cấp điện áp chuẩn của lươi điện phân phối là 22 KV + (-) 5%, các cấp diện áp 6 KV, 10KV hiện có sẽ chuyển đổi dần về cấp tiêu chuẩn
Trong khu vực thiết kế sẽ chuyển đổi dần các cấp điện áp trung thế khác 22 KV về tiêu chuẩn trên
Các cấp cách điện:
- cấp cách điện của hệ thống 22 KV
- điện áp định mức của thiết bị 24 KV
- điện áp danh định 22 KV
- điện áp xung xét 125 KV Cấp cách điện của hệ thống 0,4 KV
- điện áp định mức của thiết bị 1 /0,01 KV
- điện áp danh định 0,4 /0,23 KV Kết cấu lưới và độ tin cậy:
Điện lưới từ đường dây 35 KV xuống trạm hạ thế 35 /22 /0,4. Sẽ có 3 trạm, mối trạm 1.300 KVA
Lưới 0,4 KV: chủ yếu vận hành hình tia không có dự phòng. Phụ tải bình thường sẽ bằng 50% - 100% công suất định mức của máy biến thế
Tiết diện dây dẫn:
Để đảm bảm mỹ quan và an toàn dây dẫn chủ yếu sử dụng cáp ngầm XLPE, các đường dây nằm ngoài khu vực có thể sử dụng đường dây nổi với dây dẫn bọc nhựa hoặc cáp vặn xoắn
Lưới điện chiếu sáng ngoài công trình:
Chiếu sáng đèn đường ,phục vụ giao thông đi lại và quản lí vận hành khu vực đồng thời tạo cảnh quan cho đô thị
Chỉ tiêu chiếu sáng 0,6 – 0,8 cd/m2. Sử dụng đèn thủy ngân cao áp, bố trí cụ thể tùy thuộc vào từng loại đường
Chiếu sáng hệ thống đường dạo bằng đèn chùm, chỉ tiêu chiếu sáng 0,4 – 0,6 cd/m2.Thiết bị chủ yếu sử dụng là đèn HALOGEN với nhiệt độ màu 3000 – 5000 độ K
Chiếu sáng sân vườn biệt thự sử dụng đa dạng, đèn sân vườn kết hợp với các tổ hợp chiếu sáng điểm
Bảng 11: bảng ước tính kinh phí cấp điện (xem phần phụ lục)
8. Cây xanh
Giải pháp thiết kế
Cây xanh vườn hoa, sân vườn sử dụng chung được bố trí gắn với các cụm trung tâm phục vụ công cộng đông người
Cây xanh bao quanh các công trình kiến trúc sẽ được tính toán trong diện tích đất của tổng công trình. Các cây xanh ở đây sẽ tạo bóng mát che cho các công trình ở những hướng nắng chiếu trực tiếp vào công trình. Phía trước các công trình sẽ được trồng hoa cây cảnh thấp, cây có tán thoáng, có hoa đẹp. Sân vườn của các công trình công cộng liên tục, kết hợp liền nhau tạo nên mảng cây xanh nối tiếp nhau
Mục đích sử dụng
Trong tổng hòa môi trường sinh thái khu vực, cây xanh tạo nên môi trường trong sạch, điều hòa khí hậu, tạo dáng cho những công trình và đảm bảo dáng vẻ cho một khu đô thị miền núi.
Bảng 12: bảng ước tính kinh phí cây xanh (xem phần phụ lục)
1.7) Phương thức đầu tư và quy mô đầu tư:
a. Phương thức đầu tư:
Thực hiện phương thức dùng quỹ đất đổi cơ sở hạ tầng khu dân cư mới bản Hẹo - Phung theo hình thức: chủ đầu tư (công ty cổ phần 267) tự thực hiện dự án. Khu dân cư bản Hẹo và bản Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La. Giới hạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung và quỹ đất thanh toán được xác định trong hồ sơ đồ án quy hoạch được phê duyệt.
Các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng khu dân cư bản Hẹo - Phung:
San lấp tổng mặt bằng (theo hố sơ thiết kế kĩ thuật kèm theo: 56,13 ha – xem trong phần phụ lục)
Xây dựng hai cụm bản làng điển hình, mỗi cụm 20 nhà, tổng cộng 40 nhà sử dụng cho khu tái định cư
Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng (xem bảng 21 trong phần các bảng thống kê chi tiết)
Xây dựng hệ thống hạ tầng: hệ thống đường giao thông, thoát nước bẩn, thoát nước sạch, hệ thống cấp điện chiếu sáng, hệ thống cấp nước, cây xanh.
Thời gian đầu tư xây dựng được tính:
Giai đoạn 1 :2003 - 2007: giai đoạn đầu tư xây dựng Giai đoạn 2 :2005 - 2010: giai đoạn hoạt động kinh doanh
Còn từ năm 2010 trở đi công ty tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư thứ phát (vào kinh doanh trên cơ sở hạ tầng công ty đã xây dựng) nhằm phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện vật chất cho dân cư vào sinh sống và phát triển hơn nữa việc kinh doanh nhà ở, khu biệt thự, nhà ở bản làng, công trình công cộng...)
b. Phương thức thanh toán:
UBND tỉnh Sơn La muốn xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển thị xã Sơn La chuẩn bị cho tiến trình lên đô thị loại 3 vào năm 2005 và thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2008, do không có ngân sách nên UBND tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư đến với Sơn La đầu tư và theo phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng.
UBND tỉnh Sơn La thanh toán bằng quỹ đất tương ứng với giá trị tổng mức đầu tư của dự án, ứng trước đất thanh toán cho chủ đầu tư (trao quyền sử dụng đất là 319,664 m2 tương ứng với tổng mức đầu tư của dự án là 163.379.180.000 VNĐ – ngay sau khi thẩm định dự án và duyệt) nhằm đẩy nhanh tiến độ khai thác sử dụng của dự án.
Quỹ đất thanh toán:
Đất loại I: Dọc đường 30 m - Khu ki ốt cho thuê
- Phía ngoài: từ nút giao thông vào 300 m - Phía trong: từ khu chợ vào 200 m
Đất loại II: dọc đường 20,5 m
Đất loại III:dọc đường 13 m
Đất loại IV: dọc đường 9,5 m
Đất loại V: dọc đường 5,5 m
Việc chia lô đất là do doanh nghiệp tự chia lô theo quy hoạch tổng thể của tỉnh, được UBND tỉnh phê duyệt, giá đất các loại do Sở tài chính vật giá quy định theo khung giá của tỉnh Sơn La
Qũy đất trên được thanh toán cho công ty 267 ngay khi UBND tỉnh Sơn La thẩm định và phê duyệt dự án, thanh toán theo phương thức trao quyền sử dụng đất bằng đúng giá trị tổng mức đầu tư
c. Quy mô đầu tư:
Căn cứ hồ sơ quy hoạch tổng thể khu dân cư bản Hẹo - Phung đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt.
Bảng 13: Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục đầu tư
TT Nội dung đầu tư Đơn vị Khối lượng
I San lấp tổng mặt bằng khu dân cư Ha 56,13
II Xây dựng hai cụm bản làng mới điển hình Nhà 40
III Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở1 Đường giao thông