Khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 (Trang 46 - 51)

D Kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác

2Khấu hao TSCĐ

Xe phục vụ 71,666 71,666 71,666 71,666 71,666 71,666

Trụ sở ban quản lí – thiết bị văn phòng 100 100 100 100 100 100

3 Chi phí chào hàng, bán hàng 400 400 400 400 400 400

4 Các chi phí khác 850 850 600 600 450 450

Tổng cộng (Kd) 2.021,666 2.021,666 1.771,666 1.771,666 1.621,666 1.621,666

*.

Hiệu quả kinh tế, xã hội:

Bao gồm lợi ích của Nhà nước và của chủ đầu tư dự án (công ty 267)

Lợi ích của Nhà nước:

Là các khoản thu ngân sách sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 132,988 triệu VNĐ Thuế VAT: 31,389 triệu VNĐ Chuyển quyền sử dụng đất: 12,555 triệu VNĐ

Đồng thời khi kết thúc dự án, công ty sẽ bàn giao không bồi hoàn cho tỉnh toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mặt bằng một cụm chung cư, 02 bản làng mới với 40 nóc nhà đã nêu trong quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Sơn La

Khi hoàn thành dự án còn mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội như:

Tạo quỹ đất ở theo tiêu chuẩn chung về cao tầng hiện nay. Đáp ứng yêu cầu về đất ở đến 2010 và thậm chí 2020 cho toàn bộ khu vực nội thị cũng như sự tăng trưởng dân số đột biến do xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Theo tính toán, ước tính đảm bảo được nhu cầu đất ở cho 4000 dân đến 2010

Tạo công ăn việc làm đối với nông dân địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế xã hội của vùng đất có thể phát triển làm bàn đạp cho vùng khác

Thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, nhanh chóng tạo lập được thị trường thương mại, du lịch, và các hoạt động văn hóa xã hội của một đô thị mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực

Hình thành nhanh chóng cảnh quan và môi trường đô thị, tạo thành một sức hút mạnh mẽ nhằm nâng cao đời sống xã hội của khu vực Tây bắc nói chung và thành phố Sơn La trong tương lai nói riêng

Tỉnh Sơn La không phải sử dụng đến ngân sách của Nhà nước mà vẫn phát triển được cơ sở hạ tầng và nâng cao được đời sống của nhân dân.

Lợi ích của chủ đầu tư:

Lợi nhuận tích lũy sau trả nợ: 6.597.636.502,00 VNĐ sau 6 năm hoạt động sản xuất kinh doanh

Đảm bảo việc làm cho khoảng 300 lao động trong 6 năm kinh doanh (2005 – 2010) và 5 năm xây dựng dự án (2003 – 2007)

Công nhân có cơ hội nâng cao tay nghề, trình độ quản lí, uy tín của công ty cũng được phát triển, đáp ứng được chiến lược phát triển lâu dài của công ty

Dự án đã đáp ứng được đúng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương, đi đúng hướng với sự phát triển của khu vực do đó được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân (khuyến khích đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành dự án)

Dự án còn mang lại lợi nhuận lâu dài cho công ty sau khi xây dựng cơ sơ hạ tầng từ các nhà đầu tư thứ phát (lợi nhuận này là chưa tính toán được do đó trong bản dự án công ty đã không tính toán cụ thể trong phần hiệu quả kinh tế tài chính)

1.10. Đánh giá tác động môi trường:

Việc đánh giá tác động môi trường của một dự án nhằm phân tích, dự đoán các tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội từ đó đề ra các phương án tối ưu để giảm tác đông tiêu cực đến môi trường

Dự báo các tác động đến môi trường: trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường là vật liệu phế thải dư thừa trong thi công, sinh hoạt hàng ngày của lao động trên công trường, chất thải từ máy móc, trang thiết bị thi công, sự phá vỡ bề mặt thiên nhiên do việc di dời các vật thể kiến trúc, cây xanh. Ngoài ra còn có tác động khác do địa hình phức tạp gây nên như tại các vị trí không thuận lợi cho công tác thu dọn vệ sinh môi trường, cảnh quan

Tác động chủ yếu đến chất lượng không khí sẽ xảy ra trong quá trình thi công, xe cộ lưu thông, gió, bụi do vận chuyển nguyên vật liệu…. sẽ làm cho lượng bụi trong không khí tăng lên nhiều.

Các đối tượng bị tác động: Đầu tiên là sinh hoạt tại các bản làng hiện có, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của bà con xung quanh khu vực thi công. Cảnh quan thiên nhiên tại rừng, nương rẫy, chất lượng nguồn nước cấp, không khí, tiếng ồn và toàn bộ hệ sinh thái nói chung.

Việc trưng dụng đất dẫn đến phải di dời một số hộ dân cư ra khỏi khu vực xây dựng công trình gây khó khăn đối với cuộc sống bình thường của người dân, ngoài ra còn phải phá bỏ một số cây trồng chưa đến kì thu hoạch và gây ra những ảnh hưởng khác đối với điều kiện sống

Các giải pháp bảo vệ môi trường: Các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiệnngay từ giai đoạn đầu triển khai thi công, các đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm thi hành nội quy, quy định bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường chung nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng nguy hại đến môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp cụ thể là:

• Xác định độ sói mòn đất do mưa:TCVN 5929 -1995

• Lượng hóa chất tối đa cho phép để bảo vệ thực vật TCVN 5914 - 1995

• Chất lượng mặt nước: TCVN 5942 - 1995

• Chất lượng nước ngầm: TCVN 5944 - 1995

• Tiêu chuẩn ngành, cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCN-33- 85

• Tiêu chuẩn ngành, thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20TCN–51- 84

• Chất lượng không khí xung quanh: TCVN 5937 - 1995

• Khí thải công nghiệp đối với bụi và chất thải hữu cơ: TCVN 5940 - 1995

• Mức độ ồn tối đa trong khu công cộng và dân cư: TCVN 5949 - 1995

• Tiếng ồn phương tiện giao thông vận tải trên đường bộ: TCVN 5948 - 1995

• Cây xanh cảnh quan: quy chuẩn xây dựng 1- 1996

• Hệ sinh thái, thực vật, sách đỏ Việt Nam 1996

• Pháp lệnh về môi trường văn hóa, lịch sử, bảo vệ di tích lịch sử 1994.

Công ty đảm bảo áp dụng theo đúng các tiêu chuẩn, biện pháp như trên đề ra, kiểm tra kiểm soát quá trình thực hiện, nếu có sai phạm kiên quyết loại bỏ.

1.11. Tổ chức thực hiện dự án

a. Cơ cấu quản lí:

UBND tỉnh Sơn La là chủ thể quản lí tiến trình xây dựng dự án, tiếp nhận và đưa vào khai thác sử dung, tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc thông qua ban quản lí khu công nghiệp và đô thị mới.

Các Sở, Ban, Ngành liên quan là cơ quan tham mưu của tỉnh, có trách nhiệm đưa ra chính sách, chế độ…. Nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng và tham mưu quản lí khai thác sử dụng sau khi dự án hoàn thành

UBND thị xã thực hiện công tác quản lí sắp xếp nhân khẩu, chuyển dịch cơ cấu lao động theo chủ trương chính sách của tỉnh.

Chủ đầu tư thực hiện xây dựng dự án, khai thác quỹ đất thanh toán, tổ chức hoạt động kinh doanh theo pháp luật, chịu trách nhiệm với tỉnh về chất lượng, khối lượng và tiến độ của dự án

b. Tổ chức thực hiện:

Chủ đầu tư thành lập ban quản lí dự án, thực hiện công tác quản lí vốn đầu tư, giám sát, nghiệm thu công trình và tổ chức kinh doanh theo tiến trình đề ra. Trong đó bao gồm các hạng mục công trình do chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện và các công trình này được tổ chức đấu thầu. Tiến độ thực hiện các dự án và các hạng mục công trình có bảng tiến độ chi tiết. (do hạn chế trong thu thập số liệu nên em chưa có được bảng tiến độ chi tiết)

c. Giải pháp san ủi mặt bằng và tổ chức thi công:

Mặt bằng xây dựng rất thuận lợi do địa hình khu vực quy hoạch không chênh cao nhiều. Cao độ đồng đều là 688 m. Độ dốc trong khu vực xây dựng < 15%. Đường vận chuyển tuy đa phần là đường đất, nhưng rộng và thuận tiện cho công tác san lấp mặt bằng. Cao độ san lấp tạo mặt bằng là 3- 5 m, không lớn quá đối với điều kiện thi công

Khó khăn trong công tác xác định mặt bằng quy hoạch sử dụng đất là chưa có hồ sơ địa chính đầy đủ. Việc định vị cọc, mốc thi công theo tọa độ chuẩn còn nhiều gian nan. Do vậy cần có kinh phí cho công tác lập bản đồ khu vực để gắn kết không gian quy hoạch với không gian hiện trạng của thị xã.

Mặt bằng thi công: không gian rộng rãi, các hoạt động hàng ngày thưa thớt nên công tác tổ chức thi công rất thuận lợi, công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như nổ mìn phá đá sẽ không gặp nhiều khó khăn. Đồng thời khu vực xây dựng gần trung tâm thị xã nên an ninh và an toàn xã hội cũng được quán triệt sâu sắc, chắc chắn quần chúng nhân dân và bà con bản làng sẽ nêu cao tinh thần hợp tác, ủng hộ các đơn vị tham gia thi công trong địa bàn.

Nguồn cung cấp vật tư vật liệu: các mỏ vật liệu xây dựng chính nằm trong xã Chiềng Sinh, vì vậy cung ứng vật liệu cũng có nhiều thuận lợi do khu vực dự án nằm trong xã Chiềng Sinh. Điều này góp phần làm giảm tối đa vốn đầu tư xây dựng. Bãi tập kết vật tư vật liệu, trang thiết bị thi công, kho tàng, lán trại rất thuận tiện và rộng rãi. Các ao hồ sẵn có trong khu vực quy hoạch có thể tự khoan giếng (sâu trung bình 35 m là gặp nguồn nước ngầm) đảm bảo cung cấp cho công tác thi công các công trình. Nguồn điện thi công có thể sử dụng ngay đường dây

220 KV hiện có ngang qua xã Chiềng Sinh hoặc xây trạm hạ thế kéo điện từ trạm 110 KV của thị xã.

Nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt: nguồn thực phẩm được cung cấp từ thị xã Sơn La và các xã khác hoặc chợ trung tâm trong khoảng 5 km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy móc trang thiết bị được thuê và sử dụng theo hợp đồng liên doanh liên kết giữa công ty và các công ty trong tỉnh, đều là những máy móc hiện đại đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng công trình

Tóm lại công tác tổ chức thi công sẽ không gặp nhiều bất lợi và là tiền đề thúc đẩy tiến trình xây dựng khu dân cư bản Hẹo - Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La.

Kết luận: Căn cứ điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội có thể nói xã Chiềng Sinh về kinh tế và văn hóa còn ở mức thấp, tuy nhiên dựa theo điều kiện địa lí thì đây là một khu đất tương đối bằng phẳng của thị xã Sơn La, nguồn vật liệu dồi dào, địa tầng địa chất ổn định. Vì vậy địa điểm tại xã Chiềng Sinh có tương đối đầy đủ các yếu tố cơ bản cho quy hoạch xây dựng thành một khu dân cư mới của thị xã Sơn La, làm tiền đề cho việc phát triển thị xã Sơn La lên quy mô thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 (Trang 46 - 51)