Thực trạng thị trường lao động gây ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực năm 2013

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VMEP (Trang 76 - 77)

2013

3.1.1 Trên thế giới. [8]

Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới (NHTG) trong tháng 6/2013, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2.2% trong năm 2013, thấp hơn mức dự báo đầu năm là 2.4% và mức 2.3% của năm 2012. Tỷ lệ thấp nghiệp của khu vực EU tiếp tục tăng từ khoảng 10% trong năm 2011 lên 12.2% trong tháng 4/2013. Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 7.7% trong năm 2013, giảm so với mức dự báo 8.4% vào đầu năm, do khả năng ngân hàng Trung ương sẽ thắt chặt tín dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng và đang phải đối mặt với khả năng nợ địa phương ở ngoài tầm kiểm soát.

Tăng trưởng kinh tế thế giới có sự hỗ trợ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Nhật Bản. Mỹ đang duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 2% từ đầu năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% trong năm 2011 xuống 7.6% trong tháng 5/2013. Nhật Bản cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng dương từ quý 1/2012 với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức trên 4.5% đầu năm 2012 xuống còn 4.1% trong tháng 4/2013.

3.1.2 Tại Việt Nam. [12]

Theo báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta là 2.28%, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động là 2.95%. Thanh niên trong độ tuổi 15 - 24 thất nghiệp nhiều nhất với tỷ lệ 6.07%. “Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất khó khăn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động”, báo cáo nhận định.

Dòng tiền mặt khan hiếm, nợ xấu cao và tỷ lệ tồn kho chưa giảm là những khó khăn buộc hầu hết các doanh nghiệp phải tái cơ cấu về tổng thể, trong đó có tái cơ cấu nguồn nhân lực. Nguyên Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội Vũ Trung Chính cho rằng, tuyển dụng lao động trong những tháng đầu năm đang ở mức đáy của nhu cầu. Cụ

thể, số lượng lao động phổ thông cần tuyển chỉ cần vài trăm (trong khi các năm trước là hàng ngàn) chủ yếu để thay thế những lao động nghỉ việc. Bên cạnh đó, phần lớn nhu cầu tuyển dụng 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm hoặc yêu cầu người lao động phải đảm nhiệm được nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp.

Với sự phục hồi dần dần của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã phần nào thoát khỏi tình trạng trì trệ sản xuất, các chuyên gia lao động dự báo, trong 6 tháng cuối năm, thị trường lao động sẽ có chiều hướng khởi sắc hơn. Thị trường lao động 6 tháng cuối năm có nhu cầu tuyển dụng khoảng 130 nghìn lao động, bao gồm lao động thay thế và tuyển mới của các doanh nghiệp. Cụ thể, trong quý III sẽ khoảng 70 nghìn lao động và quý IV sẽ ở mức 60 nghìn lao động. Trong tổng số nhu cầu, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng 10 nghìn chỗ làm việc, tập trung ở các nhóm ngành: dệt may - da giày, cơ khí, công nghệ thực phẩm, nhựa - bao bì, điện tử… Doanh nghiệp đã có thể tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào nhiều lĩnh vực và sẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động. Do đó từ quý III, nhiều khả năng thị trường việc làm sẽ sôi động hơn. Lúc đó đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động sẽ bớt khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY VMEP (Trang 76 - 77)