Quy trình kiểm toán khoản mục chiphí sản xuất.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính. (Trang 51 - 53)

II. Mục tiêu và trình tự kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

2.Quy trình kiểm toán khoản mục chiphí sản xuất.

Sau khi đã xác định đợc mục tiêu kiểm toán cho từng phần hành, khoản mục kiểm toán viên tiến hành công việc thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán. Để thực hiện công việc này, kiểm toán viên cần xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán để có thể đạt kết quả tốt. Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất đợc tiến hành qua 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPSX.

Lập kế hoạch kiểm toán là giai doạn đầu tiên có vai trò quan trọng chi phối tới chất lợng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã đợc quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300- Lập kế hoạch,

đoạn 2 quy định: “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo đợc rằng cuộc kiểm toán đợc tiến hành một cách có hiệu quả .” Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần thực hiện các bớc công việc sau:

B

ớc 1:Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất.

Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán nhằm mục đích xác định cơ sở pháp lý, các mục tiêu, phạm vi kiểm toán cùng các điều kiện về nhân lực, vật lực cho cuộc kiểm toán.

Khi tiếp nhận th mời kiểm toán, Công ty kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán thông qua xem xét hệ thống KSNB, tính liêm chính của Ban quản lý và liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm.

Nếu chấp nhận th mời kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ lựa chọn nhân viên kiểm toán xuống đơn vị theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán viên phải có trình độ, năng lực, chuyên môn về kiểm toán chi phí và sự hiểu biết về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Kiểm toán viên cũng phải đảm bảo tính độc lập với khách hàng về lợi ích kinh tế và quan hệ xã hội. Trên cơ sở đó, trởng nhóm kiểm toán sẽ thay mặt Công ty kiểm toán cùng khách hàng ký hợp đồng kiểm toán.

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên xác định các mục tiêu của cuộc kiểm toán. Đây là bớc rất quan trọng vì đó là cái đích cần đạt tới và là thớc đo đánh giá kết quả cuộc kiểm toán. Xác định đợc mục tiêu bao trùm cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định đối tợng là báo cáo tài chính, một quy trình nghiệp vụ hay là một hoạt động….Tiếp đó cần xác định phạm vi kiểm toán, là giới hạn về không gian và thời gian của đối tợng kiểm toán.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cũng cần tránh thay đổi nhân viên nhằm bảo đảm hiệu quả cũng nh chất lợng công việc. Đặc biệt, việc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho kiểm toán viên tích luỹ đợc nhiều kinh nghiệm cũng nh có đợc hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

B

ớc 2:Thu thập thông tin cơ sở.

Đây là một giai đoạn quan trọng trong công việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Giai đoạn này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm nền tảng cho các công việc tiếp theo. Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán đã xác định rằng kiểm toán viên cần thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Bao gồm:

 Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh kinh doanh của khách hàng.

Công việc này rất cần thiết cho việc đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức của kiểm toán viên. Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế (ISA) 310 chỉ rõ: “Để thực

hiện công tác kiểm toán tài chính, chuyên gia kiểm toán phải hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị đợc kiểm toán để xác định và hiểu đợc các sự kiện, nghiệp vụ và cách làm việc của đơn vị, mà theo đánh giá của kiểm toán viên có thể có một tác động quan trọng đến các Báo cáo tài chính, đến việc kiểm toán hoặc đến Báo cáo kiểm toán”.

Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, đoạn 2 đã quy định: “Để thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải nắm đợc tình hình kinh doanh của đơn vị để có thể nhận thức và xác định các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động mà theo đánh giá của kiểm toán viên có thể ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến Báo cáo kiểm toán”15

Đối với phần hành kiểm toán CPSX, KTV phải tìm hiểu cơ cấu tổ chức, bộ máy sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất của đơn vị, các chính sách, quy định liên quan đến hoạt động sản xuất của đơn vị, KSNB đối với CPSX của đơn vị.

 Tham quan nhà xởng.

Việc tham quan nhà xởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ cung cấp cho KTV những thông tin bổ ích. Qua đó, KTV sẽ có cái nhìn thực tế về đơn vị giúp KTV có đợc những nhận định ban đầu về phong cách quản lý, tổ chức quản lý, KSNB đối với CPSX,…của khách hàng.

 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.

Nếu những thông tin cơ sở giúp KTV hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng thì thông tin về các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích giúp kiểm toán viên hiểu đợc những căn cứ cho sự hiện diện của khách hàng nền kinh tế nh doanh nghiệp thành lập theo quyết định nào, cơ quan nào cấp, loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức,…Kiểm toán viên có thể thu thập từ các nguồn thông tin nh: Quyết định thành

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính. (Trang 51 - 53)