III. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI THƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CNH-HĐH NNNT VIỆT
2. CNH-HĐH NNNT là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động ngoạ
khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và đổi mới công nghệ góp phần phát triển sản xuất và chuyển dịch CCKT NNNT theo hướng CNH - HĐH. Nhờ sự tác động của ngoại thương mà sản xuất hàng hoá ở nông thôn phát triển đem lại một nguồn vốn lớn góp phần cải thiện đời sống nhân dân và làm đổi mới bộ mặt nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Cơ sở hạ tầng đã từng bước được cải thiện, hệ thống thuỷ lợi đã dảm bảo tưới tiêu cho 84% diện tích gieo trồng, hệ thống đê điều được củng cố. Đến đầu năm 2001 có 92,9% số xã có đường ôtô vào trung tâm ( khoảng trên 8000 xã), trên 86% số xã có điện ( gần 7700 xã), 42% dân cư nông thôn đã có nước sạch sinh hoạt. từ 1994 đến 2000 số trạm y tế tăng từ 93,2% lên 98%. Năm 1999 có 92,3% số xã được phủ sóng truyền hình. Đời sống nhân dân được cải thiện thu nhập bình quân từ 7,7 triệu đồng/ hộ/năm lên 11 triệu đồng/ hộ/ năm(năm 1999). Tỷ lệ đói nghèo nông thôn giảm xuống còn 11%(năm 2000). Điều kiện ăn ở, đi lại, học tập chữa bệnh được cải thiện. Môi trường sinh thái được đảm bảo, trình độ dân trí này càng tăng, giữ vững bản sắc văn hoá truyền thống đã có phong trào xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá. Có được kết quả trên là nhờ một phần đóng góp to lớn của công cuộc CNH - HĐH NNNT trong đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động ngoại thương.
2. CNH - HĐH NNNT LÀ CƠ SỞ ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: THƯƠNG:
Như trên đã nói, trong quá trình tái sản xuất ngoại thương đóng vai trò trao đổi. Để cho quá trình trao đổi được thông suốt và phát triển với quy mô lớn và tốc
độ nhanh thì điều kiện cần và đủ là lực lượng sản xuất phải phát triển. Bởi đối tượng để trao đổi ở đây là hàng hoá và dịch vụ, nếu như nền sản xuất kém phát triển thì hoạt động ngoại thương chắc hẳn là không thể sôi động được.
Thực tế hơn 15 năm đổi mới cho thấy để phát triển nền kinh tế quốc dân thì chúng ta phải tăng cường hội nhập, mở rộng mối quan hệ buôn bán với các nước và vùng lãnh thổ trên Thế giới. CNH - HĐH đất nước nói chung và CNH - HĐH NNNT nói riêng là cơ sở để thực hiện tốt công tác này.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự trở thành một bộ phận gắn bó hữu cơ với nền kinh tế Thế giới, trong đó kinh tế NNNT đóng vai trò quan trọng ở cả hai lĩnh vực cung cấp và tiêu thụ. Cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm đã làm cho nền kinh tế của ta tụt hậu hơn rất nhiều so với các nước trên Thế giới, cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu. Để thực hiện CNH - HĐH NNNT thì chúng ta phải nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Trong những năm gần đây nền sản xuất hàng hoá NNNT đã tiêu thụ một số lượng lớn máy móc nhập khẩu từ nước ngoài về, tiêu biểu là: ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản, 100% máy móc thiết bị phục vụ cho ngành này đều nhập từ nước ngoài về. Mỗi nước có một lợi thế cạnh tranh riêng nên quan hệ thương mại giữa các nước trên Thế giới thường là quan hệ buôn bán hai chiều, ta mua hàng của bạn thì bạn sẽ mua hàng của ta. Điều đó có nghĩa rằng thị trường nhập khẩu máy moc, thiết bị có thể là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho những hàng hoá của chúng ta.
Khi công cuộc CNH - HĐH được đẩy mạnh, máy móc, thiết bị hiện đại được áp dụng nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nông thôn thì sản phẩm sản xuất ra sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường. CNH - HĐH kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trong đó hệ thống giao thông được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Hơn nữa, khi sử dụng thiết bị hiện đại người sản xuất có cơ hội tiếp thu và áp dụng những tến bộ khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tất cả những điều này đều làm tăng chất lượng và khối lượng hàng xuất
khẩu, làm cho thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng góp phần tăng thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc và nguyên liệu phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
CNH - HĐH NNNT và ngoại thương có mối quan hệ mật thiết với nhau là thế, tuy nhiên thực trạng kinh tế NNNT hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Tốc độ chuyển dịch CCKT nông thôn còn chậm, sản xuất tuy có phát triển nhưng chưa theo sát được yêu cầu của thị trường, hầu hết sản phẩm của ta còn kém về cả chất lượng và mẫu mã, hơn nữa giá thành lại cao nên đôi khi không cạnh tranh được với hàng hoá của các nước trên Thế giới ( ví dụ: giá gạo của ta trên thị trường Thế giới thường thấp hơn giá gạo của Thái Lan, nguyên nhân là do công nghệ chế biến của ta kém hơn). Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đói nghèo đã giảm so với trước nhưng ở một số địa phương vấn đề này trở nên rất bức xúc và cần phải giải quyết cấp bách. Tình trạng phân chia ruộng đất manh mún, sản xuất ở nhiều nơi còn mang tính chất tự cung tự cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp hàng hoá. Đã có nhiều ngành công nghiệp, nghề thủ công truyền thống ra đời và phát triển nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất còn nghèo nàn; cơ sở vật chất cho hoạt động thương mại ở nông thôn như chợ, cửa hàng, bến bãi, phương tiện giao thông… vừa thiếu, vừa yếu. Ở nhiều nơi, chợ chỉ là những túp lều nhỏ bằng tranh, tre, nứa, lá do dân dựng lên, cho nên vào những ngày nắng thì chợ đông, vào những ngày mưa thì chợ vắng do tình trạng úng ngập, bẩn thỉu. Quan hệ sản xuất xhậm phát triển, năng lực quản lý kinh tế chưa cao. Những trở ngại này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động ngoại thương, tới khả năng sản xuất hàng xuất khẩu ở các vùng kinh tế nông thôn. Xu thế hội nhập đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, có điều kiện để trao đổi hàng hoá dịch vụ, kỹ thuật và thông tin…, nhưng ngược lại chúng ta gặp không ít thách thức đó là hàng hoá của chúng ta phải tham gia vào một thị trường bình đẳng hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Nếu chúng ta không giải quyết được tình trạng trên nền kinh tế của ta sẽ rất khó phát triển.
CHƯƠNG III
XU HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG THỰC HIỆN CNH - HĐH NNNT VIỆT NAM.