Thuỷ lợi hoá nông nghiệp

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 41 - 42)

Trong nông nghiệp công tác thuỷ lợi hoá được coi là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự bội thu của mùa màng. Từ xa xưa người Việt Nam ta có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Nếu như không có nước thì người nông dân không thể canh tác được. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của NNNT, trong những năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi. Nhờ có sự phát triển trong công tác thuỷ lợi mà người nông dân đã dần dần được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc như tát nước, tưới tiêu…. Cho đến nay, cả nước đã có khoảng trên 22 nghìn công trình thuỷ lợi lớn nhỏ trong đó 21.177 công trình thuỷ nông (bao gồm kênh, mương, hồ chứa nước, cống, trạm bơm…). Các công trình này đã đảm bảo tưới tiêu cho hàng triệu hecta canh tác, ngăn mặn 0,7 triệu hecta và chống lũ cho trên 2 triệu hecta.

Bảng 2: Công trình thuỷ lợi đưa vào phục vụ nông nghiệp.

1995 1996 1997 1998 1999

Tổng số công trình 10.632 20.185 20.010 20.501 21.177 Năng lực tưới thực tế (1000 ha) 2.431 2.391 2.640 3.000 3.052 Năng lực tiêu thực tế (1000 ha) 1.689 1.915 1.593 2.000 2.050

Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh, thành phố - 2000

Cho dù những năm qua công tác thuỷ lợi đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước đây, nhưng tốc độ phát triển vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong ngành thuỷ lợi như chất lượng các công trình còn thấp. Trên thực tế đã có nhiều công trình đã xuống cấp nhanh chóng sau vài năm đưa vào sử dụng, thậm chí có những công trình có công suất tưới tiêu chỉ đạt khoảng 30% so với thiết kế ban đầu. Một số công trình khác lại không đảm bảo được tính đồng bộ

giữa công trình đầu mối và hệ thống kênh, mương dẫn nước vào ruộng nên chưa phát huy hết hiệu quả, gây nên tình trạng lãng phí nước.

Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong công tác thuỷ lợi là vấn đề điện. Giá điện ngày càng cao dẫn đến chi phí cho công tác thuỷ lợi tăng lên trong khi phí thuỷ lợi thấp và không đổi nên các công ty thuỷ nông luôn trong tình trạng nợ nần, không đủ vốn để duy trì, nâng cấp các công trình. Tuy nhiên với nhu cầu thuỷ lợi hoá để đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng vụ ngày càng trở nên cấp bách, nhiều địa phương đã chủ động bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và của nhân dân để tiến hành cải tạo, bê tông hoá hệ thống kênh mương nâng hiệu suất tưới tiêu cao hơn trước nhiều lần.

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)