Hoá học hoá nông nghiệp

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 42 - 43)

Hoá học hoá sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố được chú trọng phát triển trong quá trình thực hiện CNH - HĐH NNNT Việt Nam. Trong những năm qua nhờ sự khởi sắc của quá trình hoá học hoá nông nghiệp mà năng suất lúa, hoa màu, cây ăn quả… đã tăng lên đáng kể. Trước đây một sào ruộng chỉ đạt từ 70 kg đến 100 kg lúa, nhưng ngày nay năng suất có thể lên tới 100 đến 170kg. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, diệt cỏ đã tăng lên cả về số lượng và chủng loại, đã từng bước đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hiện nay ở nước ta, lượng phân bón hoá học bình quân là 100 kg/ ha, trong khi đó ở các nước trên Thế giới là 130kg/ ha trở lên. Điều này chứng tỏ rằng chúng ta cần đẩy nhanh quá trình hoá học hoá sản xuất nông nghiệp hơn nữa. Sự chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển của chúng ta là tỷ lệ giữa giá lúa và giá phân bón thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trước đây giá 1kg phân đạm thường tương ứng với giá 2kg lúa nay tỷ lệ này giảm xuống còn 1 đến 1,3kg. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề làm ảnh hưởng tới quá trình hoá học hoá nông nghiệp ở Việt Nam. Chúng ta chưa chủ động được nguồn sản xuất phân bón hoá học nên phải phụ thuộc vào thị trường nước ngoài cả về giá cả và số lượng. Có tới 90% số lượng phân hoá học của nước ta phải nhập khẩu. Một số lượng nhỏ được

sản xuất ở trong nước thì giá thành cao và chủng loại lại đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nông dân. Song sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, lại có mặt trái của nó đó là tỷ lệ tăng về hoá học có nghĩa là ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ của người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp, các cơ quan chức năng mà cả của người nông dân trực tiếp sử dụng phân bón hoá học. Nên chăng, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho ngành hoá chất nước nhà nói chung và quá trình hoá học hoá nông nghiệp nói riêng để chúng ta có thể tự chủ được số lượng, chủng loại phân bón hoá học, hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước và làm giảm giá thành sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Điều quan trọng hơn nữa là ta chủ động được hàm lượng độc tố trong phân bón để hạn chế sự ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)