Cơ giới hoá nông nghiệp

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 39 - 41)

Trong những năm đổi mới nhờ có sự thay đổi về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế đối với NNNT nói riêng và đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, trong đó kinh tế nông nghiệp dành được sự quan tâm, ưu tiên phát triển đặc biệt. Năng suất lao động ngày càng cao, thu nhập của người nông dân tăng lên. Nông thôn bắt đầu có tích luỹ, người nông dân có điều kiện mở rộng sản xuất, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường. Trong thời kỳ này số lượng máy móc nông nghiệp tăng khá nhanh ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trong đó nổi bật nhất vẫn là các địa phương thuộc lưu vực đông bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Trong thời kỳ bao cấp ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng cứ 2 đến 4 xã mới có một máy xay xát, mỗi khi có nhu cầu xay xát người nông dân phải vận chuyển bằng quang gánh hoặc xe cải tiến và đi bộ khoảng bốn đến năm cây số mới tới được nơi có máy xay xát. Ngày nay trong một làng có từ 2 đến 5 máy, thậm chí còn nhiều hơn nữa, số lượng máy tăng lên tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ máy. Điều này cho thấy cơ giới hoá ở nông thôn đang trên đà phát triển.

Trong số các loại máy nông nghiệp, máy kéo là loại máy làm giảm đáng kể sức lao động của người nông dân và góp phần làm tăng năng suất lao động nông nghiệp. Đến đầu năm 1998, cả nước có hơn 120.000 máy kéo các loại với tổng công suất hơn 2 triệu mã lực, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1995. Đặc biệt, loại máy kéo nhỏ được nhiều hộ nông dân tiếp thu và ứng dụng triệt để bởi nó phù hợp với quy mô hộ gia đình.

Nhờ có cơ giới hoá nông nghiệp phát triển mà nhiều nông dân đã được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất của cả nước trong nông nghiệp tăng từ 21% năm 1990 lên 26% năm 1995 và khoảng 36% năm 1999. Các công tác khác như vận chuyển, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến thức ăn gia súc…cũng từng bước được cơ giới hóa với nhiều tiến bộ rõ rệt, tạo điều kiện phát triển, khai thác tối đa tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi nơi có địa hình không thuận lợi cho việc tưới tiêu, vận chuyển… nên trước thời kỳ cơ giới hoá có nhiều vùng đất bị bỏ trống.

Cơ giới hoá nông nghiệp đem lại nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp là thế, tuy nhiên những đặc trưng của sản xuất nông nghiệp (ở miền Bắc và miền Trung) như quy mô ruộng đất nhỏ bé, manh mún. Các thửa ruộng to dần dần bị phân chia thành các thửa ruộng nhỏ hơn cho nhiều chủ nên máy kéo, máy nông nghiệp khó phát huy tác dụng. Hiện tượng này dẫn đến chi phí sản xuất cao nhưng hiệu quả lại thấp. Hiện nay ở nông thôn, lao động nông nghiệp và sức kéo trâu bò dư thừa nhiều, hơn nữa kinh tế của nhiều hộ gia đình còn nghèo nên nhu cầu sử dụng máy không lớn. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh giữa người, súc vật với máy móc dưới hình thức, mức độ khác nhau làm hạn chế tiến trình cơ giới hoá. Vấn đề đất chật người đông không chỉ bức súc đối với thành thị mà còn cả ở nông thôn. Dân số ở nông thôn ngày càng đông lên nhưng ruộng đất lại không "đẻ ra" nên tổng số diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Ruộng ít, lao động dư thừa và thu nhập thấp khiến cho nhiều người dân chưa từng nghĩ đến việc thuê máy mà chỉ sử dụng lao động gia đình. Tuy vậy trên thực tế vẫn còn tồn tại chiều hướng ngược lại, đó là khi nhà nông tìm được những ngành nghề phụ có thu nhập cao hơn là làm ruộng họ sẵn sàng bán ruộng hoặc cho người khác thuê, như vậy một diện tích ruộng đất lớn hơn lại tập trung về tay các chủ ruộng khác. Khi đó, nhu cầu sử dụng máy tăng nếu như giá nhân công làm thuê cao hơn giá công làm bằng máy.

Điều đó, cho thấy vấn đề cơ giới hoá đòi hỏi sự sắp xếp phân công lao động giữa các ngành kinh tế ở nông thôn (đặc biệt ở các ngành công nghiệp nông

thôn) chứ không chỉ đơn thuần là tìm cách tăng số lượng máy móc sử dụng trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Ngoại thương Việt Nam đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)