Ssop 7: Sức khỏe công nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề: Quy trình công nghệ sản xuất bạch tuộc nguyên côn đông block (Trang 48 - 49)

2. Kiến thức chuyên môn.

5.7 Ssop 7: Sức khỏe công nhân

5.7.1 Yêu cầu

Công nhân khi vào phân xưởng sản xuất phải ở trong tình trạng sức khỏe tốt, không mang mầm bệnh và các bệnh truyền nhiễm lay lan sang thực phẩm.

5.7.2 Điều kiện hiện nay

- Công ty có đội ngũ bác sĩ, y tá chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho công nhân và cấp thuốc điều trị cho công nhân.

- Trước khi được tuyển dụng vào nhà máy làm việc, công nhân phải có giấy khám sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khỏe thì mới tuyển dụng.

- Công ty định kỳ 1 năm 1 lần tổ chức việc khám sức khỏe cho công nhân. 5.7.3 Các thủ tục cần thực hiện

- Hồ sơ xin việc của công nhân phải có giấy khám sức khỏe chứng nhận đủ sức khỏe tham gia sản xuất thực phẩm.

- Kiểm tra tình trạng sức khỏe hằng ngày của công nhân nhằm phát hiện và ngăn chặn các bệnh lây nhiễm sang thực phẩm: tiêu chảy, ghẻ lỡ, nhọt,…

- Công nhân phải nghỉ để điều trị cho đến khi hết bệnh và khi trở lại làm việc phải có giấy xác nhận sức khỏe.

- Công nhân trong quá trình sản xuất nếu bị đứt tay phải ngưng để băng bó vết thương. 5.7.4 Giám sát và hành động sửa chữa

- Lưu trữ hồ sơ sức khỏe của công nhân.

- Cán bộ phòng y tế của công ty có trách nhiệm theo dõi chăm sóc sức khỏe công nhân và ghi kết quả giám sát vào biểu mẫu giám sát sức khỏe công nhân hằng ngày.

- Người được phân công giám sát ghi vào biểu mẫu giám sát sức khỏe công nhân hằng ngày.

- Người được phân công giám sát phải báo cáo ngay với đội trưởng HACCP khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề: Quy trình công nghệ sản xuất bạch tuộc nguyên côn đông block (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w