Xử lý nước thải – khí thải

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề: Quy trình công nghệ sản xuất bạch tuộc nguyên côn đông block (Trang 52 - 57)

2. Kiến thức chuyên môn.

6.2 Xử lý nước thải – khí thải

Cơ sở thiết kế: a) Đặc điểm của hệ thống:

- Lưu lượng tối đa giờ: 10

3

m

/giờ.

- Lưu lượng trung bình giờ: 5

3

m

/ngày đêm.

- Lưu lượng trung bình ngày đêm: 70

3

m

/ngày đêm.

b) Đặc điểm của nước thải

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 pH 6,78 2 BOD5(200C) Mg/l 650-720 3 COD Mg/l 1460-1580 4 Chất rắn lơ lửng Mg/l 300-400 5 Amoni Mg/l 30-50 6 Tổng nito Mg/l 50-70 7 Lượng dầu mỡ Mg/l 15-30 8 Clo dư Mg/l 2-4 9 Coliform MPN/100ml 500-6300

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải (4/2011)

b) Chất lượng nước thải sau xử lí

Chất lượng nước thải sau xử lí đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN11:2008/BTMNT như sau:

STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN11:2008/BTNM

T

Nước thải từ nhà các xưởng chế biến Lượng rác thô Bể kị khí Bể khử trùng Bể tuyển nổi Bể hiếu khí 1 Bể điều hòa Bể lắng 2 Bể hiếu khí 2 Bể lắng 1 Nguồn tiếp nhận 1 pH 5,5-9 2 BOD5(200C) Mg/l 50 3 COD Mg/l 80 4 Chất rắn lơ lửng Mg/l 100 5 Amoni Mg/l 20 6 Tổng nito Mg/l 60 7 Lượng dầu mỡ Mg/l 20 8 Clo dư Mg/l 2 9 Coliform MPN/100ml 5000

Ghi chú: Chất lượng nước sau xử lí đạt được các tính chất như trên khi các thành phần trong nước thải đầu vào nằm trong giới hạn của thông số thiết kế.

c) Sơ đồ công nghệ

Hình 6.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải – khí thải

Mô tả công nghệ:

Công nghệ xử lí được chia làm ba công đoạn: - Xử lý sơ bộ - hóa lý.

- Xử lý sinh học. - Khử trùng.

Nước thải từ phân xưởng sản xuất tập trung về hệ thống xử lí theo hệ thống cống riêng. Trước tiên, nước thải được đưa qua công đoạn xử lí sơ bộ. Đầu tiên, nước thải được lược bỏ các chất rắn thô để tách các chất rắn có kích thước như giấy vụn, bao

SV: Dương Quang Tiến 54

nilon, giấy,… rồi vào bể điều hòa. Tiếp theo, nước thải được bơm lên bể tách mỡ để tách các thành phần chất rắn nhẹ hơn nước có kích thước lơn. Các chất thải rắn này được tập trung vào các bình chứa và theo định kì sẽ được đi tái sử dụng.

Tiếp theo, nước thải được đưa sang bể tuyển nổi để tách những phần tử mỡ li ti còn lại trong nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lí vi sinh. Các thành phần rắn trong nước thải kết dính với hạt bọt khí nhỏ li ti tọa nên bông cặn, tăng dần lên về kích thước trong bể bông, giúp tăng hiệu suất tách pha rắn - lỏng trong thiết bị tuyển nổi.

Sau khi tách mỡ, nước thải bơm với một lưu lượng cố định vào bể phản ứng kị khí UASB, các vi sinh vật dạng kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ dưới dạng đơn giản và khí biogas (CO,CH4,H2S,NH3….) theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kị khí CH4 + H2S + Sinh khối mới +…

Trong bể phản ứng UASB có bộ phận tách 3 pha: khí biogas, nước thải và bồn kị khí. Khí biogas được thu gom và phát tán vào môi trường qua ống khói. Bồn kị khí được tách và quay trở lại bể phản ứng, nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang bể xử lí hiếu khí (Arotank). Hiệu suất xử lí của bể UASB tính theo COD, BOD, dinh dưỡng đạt khoảng 60- 72%.

Sau khỉ xử lí qua bể sinh học kị khí, các chất bẩn hữu cơ tiếp tục được xử lí bằng quá trình visinh vật tăng trưởng lơ lửng (bể hiếu khí 1 và bể hiếu khí 2). Vi sinh vật phát triển ở khoảng lơ lửng và huyền phù, chúng sử dụng chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải như một nguồn năng lượng để sống và phát triển. Từ bể aeroten, nước tải chảy vào bể lắng, ở đây diễn ra quá trình tách hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải đã xử lí.

Từ bể sinh học hiếu khí, nước thải chảy vào bể lắng, ở đây diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lí. Nước sau khi lắng tiếp tục đưa sang xử lí hoàn thiện trong bể khử trùng.

Bùn tách ra từ bể lắng một phần được hoàn lưu về bể sinh học để duy trì nồng độ bùn trong bể đạt mức cố định, lượng bùn dư được đưa về bể chứa bùn và được hút cố định 12 tháng 1 lần.

Nước sau bể lắng đưa qua bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật trong nước thải trước khi được thải vào môi trường. Toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống được điều khiển tự động bằng tủ điều khiển đặt trong nhà điều hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viê ̣n nghiên cứu Hải Sản 1996 (Trần Đức Ba _1990) Đề tài khoa học công nghệ 2006 (Viện hải dương học) Cùng các đồ án của các khóa trước

www.wikipedia.com.vn www.edu.com.vn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập chuyên đề: Quy trình công nghệ sản xuất bạch tuộc nguyên côn đông block (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w