Rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 44 - 51)

4. Những rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI NHĐT&PTVN:

4.2. Rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu:

Trong quy trình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ SGDI đóng vai trò là ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài. Đối với nghiệp vụ này SGDI chủ yếu thực hiện những hoạt động sau: Phát hành L/C; sửa đổi L/C; tiếp nhận chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu.

444

SGDI- NHĐT&PTVN Ngân hàng thông báo

Người nhập khẩu Người xuất khẩu

1 2 2 3 5 5 5 * Phát hành L/C:

Bước 1: Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi tới SGDI yêu cầu mở L/C cho nhà xuất khẩu hưởng. Để có thể xin mở L/C thì yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình cho SGDI các tài liệu sau:

- Hợp đồng nhập khẩu ( 1 bản, có dấu sao y bản chính). - Hợp đồng uỷ thác( 1 bản nếu phải nhập khẩu qua uỷ thác). - Giấy đề nghị mở L/C( 2 bản lập theo mẫu).

- Giấy đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu( 1 bản sao công chứng) và chỉ xuất trình khi thanh toán lần đầu tại SGDI.

- Đối với hàng nhập khẩu có điều kiện theo quy định về quản lý hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ của nhà nước thì cần có thêm giấy phép xuất nhập khẩu của bộ, ngành có liên quan.

Bộ phận tiếp nhận chứng từ tại SGDI sẽ kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ trên và sau đó ghi rõ ngày, giờ đã nhận.

Bước 2: Phòng thanh toán quốc tế nhận hồ sơ mở L/C :

- Từ phòng quản lý khách hàng đối với hồ sơ xin mở L/C của khách hàng có nguồn vốn thanh toán:

+ Vốn tự có ký quỹ dưới 100%

+ Vốn vay theo món hoặc được chi nhánh bảo lãnh + Nguồn vốn khác(vốn cấp phát, vốn đối ứng…).

Đối với hồ sơ mở L/C theo hạn mức tín dụng thường xuyên hoặc hạn mức bảo lãnh thường xuyên do chi nhánh duyệt cho khách hàng thì thực hiện theo quy định của hợp đồng đó. Phòng quản lý khách hàng có trách nhiệm giải trình đối với hồ sơ khách hàng xuất trình tại phòng.

- Đánh giá tư cách pháp nhân của khách hàng, thẩm định năng lực tài chính, tính khả thi của phương án nhập khẩu và khả năng đảm bảo thanh toán L/C đến hạn.

- Tính toán, xác định hạn mức mở L/C thường xuyên hay từng lần và đề xuất mức ký quỹ với khách hàng.

Tiếp đó thanh toán viên sẽ kiểm tra tài khoản ký quỹ theo hồ sơ đã phê duyệt, nhập dữ liệu vào chương trình quản lý thanh toán quốc tế. Đồng thời lập điện mở L/C theo mẫu SWIFT trong trường hợp mở bằng điện hoặc mở bằng thư có chữ ký uỷ quyền nếu được yêu cầu mở bằng thư. Sau đó in chứng từ và lập chứng từ thu phí.

Trưởng phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát nội dung điện/thư mở L/C với đơn xin mở và hồ sơ; ký kiểm soát trên chứng từ và duyệt điện ra nước ngoài.

Bước 3: Sau khi phát hành L/C, nếu khách hàng có yêu cầu sửa đổi thì phải gửi tới SGDI bộ hồ sơ sửa đổi bao gồm:

- Phụ lục hợp đồng, giấy tờ có liên quan.

- Giải trình nguồn vốn, đảm bảo cho phần tăng thêm và phê duyệt( trong trường hợp sửa đổi tăng trị giá của L/C).

Thanh toán viên sẽ có nhiệm vụ nhập dữ liệu sửa đổi vào chương trình TF- SIBS, lập điện sửa đổi SWIFT nếu L/C mở bằng điện hoặc lập sửa đổi nếu mở L/C bằng thư có chữ ký uỷ quyền. Trưởng phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát sửa đổi với đơn xin sửa đổi và các chứng từ liên quan, ký kiểm soát trên chứng từ, duyệt điện ra nước ngoài.

Hoàn tất thủ tục, thanh toán viên sẽ giao cho khách hàng một liên điện gốc có đóng dấu “ISSUED” của SGDI.

* Tiếp nhận chứng từ và thanh toán L/C nhập khẩu:

Bước 4: Thanh toán viên nhận chứng từ từ ngân hàng chuyển, đóng dấu nhận “ RECEIVED” trên bề mặt thanh toán bộ chứng từ; ghi rõ ngày, tháng,năm nhận chứng từ làm căn cứ tính thời gian để kiểm chứng từ, thời gian lưu dữ chứng từ và ngày thanh toán. Đồng thời đăng ký chứng từ đã nhận vào chương trình TF- SIBS.

Tiếp đó thanh toán viên tiến hành kiểm tra bộ chứng từ theo các điều khoản, điều kiện của L/C; UCP hiện hành và thông lệ quốc tế. Lập phiếu kiểm tra chứng từ và kết luận về tình trạng bộ chứng từ:

- Đối với bộ chứng từ hoàn hảo thì thanh toán viên lập thông báo nộp tiền vào tài khoản trong trường hợp khách hàng ký quỹ dưới 100%; Trưởng phòng ký kiểm soát và gửi thông báo bộ chứng từ tới khách hàng và các phòng ban có liên quan.

- Đối với bộ chứng từ có bất đồng thì thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng biết; đồng thời điện thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ. Trong thời

gian nhất định không nhận được sự phản hồi của ngân hàng gửi chứng từ thì làm điện thông báo hết trách nhiệm đối với bộ chứng từ, lưu và đóng hồ sơ theo quy định.

Bước 5: Sở giao dịch I giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để họ đi nhận hàng. Việc giao bộ chứng từ cho khách hàng được thực hiện khi đảm bảo khách hàng có đủ khả năng để thanh toán bộ chứng từ và các chi phí phát sinh. Khi giao bộ chứng từ, yêu cầu khách hàng ghi rõ ngày, giờ nhận và ký tên. SGDI sẽ thanh toán L/C nhập khẩu- trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

Trong thời gian qua, khi tiến hành nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, tại SGDI cũng đã gặp một số rủi ro. Cụ thể như sau:

Bảng 17: Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại

SGDI- NHĐT&PTVN

Loại rủi ro 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Rủi ro về mặt đạo đức 3 2 1 0 1 0

Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ 7 4 2 2 0 0

Rủi ro chính trị 0 0 0 0 0 0

Rủi ro ngoại hối 0 0 0 0 0 0

Tổng 10 6 3 2 1 0

(Nguồn: Phòng TTQT- SGDI)

Theo bảng số liệu trên, các vụ rủi ro xảy ra tại SDGI được phân loại căn cứ theo nguyên nhân hình thành. Rủi ro xảy ra chủ yếu là rủi ro về mặt đạo đức và rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ. Trong các loại rủi ro trên, rủi ro đạo đức xuất phát từ phía nhà xuất khẩu cố tình trì hoãn thời gian giao hàng cho bên nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hàng từ phía nhà nhập khẩu trả thông qua SGDI, hành động này của nhà xuất khẩu đã ảnh hưởng đến uy tín của SGDI. Ngoài ra, rủi ro đạo đức xảy ra khi nhà nhập khẩu không thanh toán tiền hàng cho SGDI đúng hạn sau khi SGDI đã thay mặt người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Đối với các

doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm hiểu đối tác không cẩn thận, đôi khi tiến hành ký hợp đồng mua bán khi đối tác đưa ra những giá chào hàng khá hấp dẫn mà chưa tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh của đối tác cũng như hàng hoá mua về. Vì vậy, sau khi nhập hàng về không sử dụng được, gây ảnh hưởng tới họat động kinh doanh, do vậy doanh nghiệp thường trì hoãn thanh toán tiền hàng cho ngân hàng. Tình trạng này thường xảy ra đối với các công ty nhập khẩu máy móc, dây truyền sản xuất. Tại SGDI số lượng các loại rủi ro về mặt đạo đức không nhiều. Năm 2000, một năm sau khi hoạt động thanh toán quốc tế được triển khai tại SGD, số lượng rủi ro đạo đức là 3 vụ. Song từ năm 2001-2005 số lượng loại ruỉ ro này đã giảm xuống. Điều này có được là do khách hàng của SGDI ( người nhập khẩu) đã có sự lựa chọn đối tác kinh doanh của mình cẩn thận hơn, đồng thời SGDI cũng có những biện pháp để kiểm tra những trường hợp có điểm nghi ngờ.

Chẳng hạn trong năm 2004, một công ty thương mại của Việt Nam ký hợp đồng nhập 25.000 tấn phân urê với công ty HT-Consulting(Đức) tổng trị giá 3.750.000 USD trong đó chỉ ra ngân hàng UBS( Zuirich- Thụy Sĩ) là ngân hàng mà công ty này giao dịch. Trước khi tiến hành mở L/C cho khách hàng, SGDI đã lập điện đề nghị ngân hàng UBS cho biết thông tin về công ty HT-Consulting thì được biết ngân hàng của Đức không có quan hệ với công ty này và ngân hàng UBS sẽ không chấp nhận tiến hành thông báo L/C cho trường hợp này.

Đối với loại rủi ro liên quan tới kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm cả từ phía khách hàng và từ phía thanh toán viên. So rủi ro về đạo đức loại rủi ro này có nhiều hơn. Năm 2000 là 7 vụ. Từ năm 2001 giảm xuống còn 4 vụ, và số lượng các vụ giảm dần qua các năm, đến năm 2005 thì không còn xảy ra. Là người tư vấn cho khách hàng của mình, đòi hỏi thanh toán viên phải nắm vững nghiệp vụ trong khi thực hiện quy trình thanh toán hàng xuất nhập khẩu.

- Khi khách hàng tới giao dịch, đề nghị mở L/C, thanh toán viên sẽ tư vấn cho khách hàng những nội dung như: chọn ngân hàng thông báo L/C; tư vấn nội dung của L/C như các điều khoản thưởng phạt, ngày giao hàng muộn nhất, ngày hết hạn của L/C. Những nội dung này phải đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của người nhập khẩu, người nhập khẩu không nhận được hàng và từ chối thanh toán cho SGDI.

- Khi SGDI nhận được bộ chứng từ từ phía người xuất khẩu gửi tới, thanh toán viên phải có nhiệm vụ kiểm tra xem đó có phải là bộ chứng từ thật hay là giả. Điều này đòi hỏi thanh toán viên phải liên hệ với khách hàng là người nhập khẩu để kiểm tra. Sau khi đã xác nhận đây là bộ chứng từ thật thì thanh toán viên phải kiểm tra bộ chứng từ có bất đồng hay không. Nếu bộ chứng từ không có bất đồng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ có bất đồng thì phải thông báo lại cho người nhập khẩu, đồng thời gửi điện cho ngân hàng thông báo để từ chối thanh toán. Việc kiểm tra chứng từ đòi hỏi thanh toán viên phải rất cẩn thận.

Chẳng hạn như trong năm 2002 SGDI nhận được bộ chứng từ giao hàng liên quan tới L/C số 12010370012641 mở cho Công ty dệt may Hà nội khi nhập hàng từ công ty Smart Joint. Ltd. Macao có bất đồng sau:

+ Hoá đơn không chính xác với hợp đồng

+ Hóa đơn, vận đơn, bản kê hàng không miêu tả đúng hàng hoá; trong bản kê hàng không chỉ ra đơn vị tính, trọng lượng tịnh.

+ Gửi bộ chứng từ tới SGD muộn và các bản copy thì không được xuất trình đầy đủ như theo yêu cầu.

Nếu SGDI không thông báo cho Công ty dệt may Hà nội về sự bất đồng trên, mà vẫn tiến hành thanh toán cho lô hàng nhập về. Khi nhận được hàng không

đúng như yêu cầu thì Công ty dệt may Hà nội có thể sẽ từ chối thanh toán trong khi tiền hàng SGDI đã trả cho người xuất khẩu. Như vậy rủi ro sẽ xảy ra đối với SGDI. Khi SGDI nhận được bộ chứng từ của khách hàng gửi đến ( là người xuất khẩu) nhờ SGDI thanh toán. Thanh toán viên phải có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ, tìm xem bộ chứng từ có lỗi hay không, nếu lỗi có thể chữa được thì tiến hành thông báo lại cho khách hàng. Nếu bộ chứng từ không có lỗi thì tiến hành gửi điện cho ngân hàng phát hành đề nghị thanh toán. Song, đôi khi do bất cẩn nên thanh toán viên gửi điện nhầm hoặc ghi sai tài khoản Nostro của ngân hàng phát hành. Điều này cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng khi điện thông báo tới ngân hàng phát hành quá thời gian quy định.

- Bước cuối cùng trong quy trình thanh toán hàng nhập khẩu là SGDI tiến hành thanh toán bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu. Để tiến hành thanh toán thì SGDI sẽ chuyển tiền tới ngân hàng thông báo thông qua ngân hàng có tài khoản Nostro của NHĐT&PTVN tại nước người xuất khẩu. Tuy nhiên khi sử dụng tài khoản thanh toán nội bộ liên ngân hàng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro như: đánh sai số tiền cho người hưởng lợi; chọn nhầm Nostro của ngân hàng có tài khoản Nostro của NHĐT&PTVN; Ngân hàng có tài khoản Nostro của NHĐT&PTVN ghi nhầm số Nostro của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w