Rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 37 - 44)

4. Những rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI NHĐT&PTVN:

4.1.Rủi ro trong thanh toán hàng xuất khẩu:

Trong quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương pháp tín dụng chứng từ SGDI đóng vai trò là người thay mặt nhà xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Đối với nghiệp vụ này SGDI chủ yếu thực hiện những hoạt động sau: nhận L/C từ ngân hàng phát hành, thông báo L/C cho người xuất khẩu và thông báo sửa đổi L/C; gửi bộ chứng từ hàng xuất để thanh toán; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu qua SGDI được thực hiện qua những bước sau:

Ngân hàng mở L/C SGDI- NHĐT&PTVN

Người nhập khẩu Người xuất khẩu

51 1 3 2 4 6 4 1

* Nhận và thông báo, sửa đổi L/C.

Bước 1: Người nhập khẩu sau khi mở L/C sẽ nhờ ngân hàng phát hành L/C chuyển L/C đã được mở tới ngân hàng thông báo- chính là SGDI. Tại phòng thanh toán quốc tế, thanh toán viên có nhiệm vụ phải kiểm tra tính xác thực của L/C đã nhận. Nếu L/C được gửi bằng điện SWIFT thì điện SWIFT đó phải thể hiện là đã được kiểm tra mã khóa đúng. Nếu L/C được gửi bằng TELEX thì điện TELEX đó phải có mã khoá đúng (Testkey) và mã khoá đó phải được bộ phận bảo mật xác nhận là hợp lệ. Còn nếu L/C đó được gửi bằng thư thì chữ ký uỷ quyền trên L/C phải được bộ phận bảo mật kiểm tra và xác nhận đó là chữ ký hợp lệ.

Sau đó thanh toán viên sẽ ghi giờ, ngày nhận, và đóng dấu “RECEIVED”. Trong quá trình kiểm tra L/C nhận được, nếu phát hiện L/C có những điều khoản không rõ ràng thì SGDI phải có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng gửi L/C để làm rõ; Đồng thời cũng kiểm tra xem L/C đó do ngân hàng phát hành gửi là L/C đầy đủ, có giá trị thực hiện hay chỉ là thông báo sơ bộ, không có giá trị thực hiện.

Toàn bộ hồ sơ và dữ liệu sau khi được thanh toán viên kiểm tra sẽ được kiểm soát viên kiểm tra lại. Nếu không chấp nhận hồ sơ,dữ liệu do thanh toán viên đã nhận thì kiểm soát viên sẽ từ chối giao dịch, ghi lý do từ chối và chuyển hồ sơ

lại cho thanh toán viên. Nếu chấp nhận dữ liệu hoặc hồ sơ mà thanh toán viên đã nhập thì phê duyệt giao dịch, in chứng từ và chuyển hồ sơ đã duyệt lại cho thanh toán viên.

Bước 2: Tiến hành thông báo L/C trực tiếp cho người thụ hưởng.

Thanh toán viên sẽ lập thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C(nếu có); lập chứng từ và thu phí. Sau đó trưởng phòng thanh toán quốc tế hoặc người uỷ quyền sẽ ký kiểm soát trên chứng từ và đóng dấu của SGDI.

Nếu thông báo chính thức thì thanh toán viên phải fax giấy thông báo L/C tới khách hàng, giao cho khách hàng bản gốc giấy thông báo L/C, bản gốc L/C và giấy báo nợ dành cho khách hàng.

Nếu thông báo sơ bộ thì thanh toán viên sẽ fax giấy thông báo sơ bộ L/C tới khách hàng; lưu hồ sơ thông báo sơ bộ gồm có: một giấy thông báo sơ bộ L/C đến; một bản gốcL/C sơ bộ. Đồng thời theo dõi và nhắc nhở ngân hàng phát hành gửi bản L/C chính thức. Khi nhận được L/C đầy đủ từ ngân hàng phát hành thì thanh toán viên lại thông báo cho khách hàng.

Bước 3: Sau khi đã tiến hành thông báo L/C cho khách hàng, thanh toán viên lập điện xác nhận với ngân hàng mở L/C bằng điện và trưởng phòng thanh toán quốc tế duyệt điện. Trong trường hợp nếu ngân hàng mở L/C và SGDI không có quan hệ SWIFT và mã khoá thì thanh toán viên xác nhận bằng thư với chữ ký của thanh toán viên và trưởng phòng thanh toán quốc tế. Hoàn tất giao dịch, thanh toán viên lưu hồ sơ, theo dõi tình trạng của L/C đã thông báo.

* Thanh toán L/C:

Bước 4: Sau khi khách hàng (người xuất khẩu) hoàn thành nghĩa vụ giao hàng,căn cứ vào yêu cầu của L/C, người xuất khẩu sẽ lập một bộ chứng từ thanh toán gửi tới SGDI. Khách hàng phải xuất trình cho thanh toán viên bộ chứng từ

theo L/C; L/C gốc( kèm theo các sửa đổi nếu có) và giấy yêu cầu thanh toán (2 liên).

Sau khi nhận được hồ sơ, thanh toán viên kiểm tra số lượng chứng từ, các loại chứng từ, ghi ngày giờ xuất trình và đóng dấu RECEIVED ký nhận của ngân hàng và trả lại khách hàng một giấy yêu cầu thanh toán. Trong quá trình kiểm tra tính xác thực của bộ chứng từ nếu thanh toán viên phát hiện ra những điểm không phù hợp thì sẽ thông báo cho khách hàng để khách hàng chỉnh sửa lại trong thời gian còn hiệu lực của L/C.

Bước 5: Khi bộ chứng từ phù hợp, SGDI sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C. Việc đòi tiền có thể thực hiện bằng thư hoặc bằng điện. Việc kiểm tra chứng từ và thông báo tình trạng chứng từ cho khách hàng( nếu chứng từ có sự khác biệt), tiến hành thủ tục đòi tiền ngân hàng nước ngoài trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ chứng từ của khách hàng

Bước 6: Khi nhận được điện hoặc thư thông báo trả tiền của ngân hàng thanh toán, thanh toán viên có nhiệm vụ thông báo cho khách hàng, vào chương trình quản lý, lập yêu cầu chi ngoại tệ, thu phí, hạch toán, trưởng phòng thanh toán quốc tế ký kiểm soát.

Kết thúc quy trình, phòng thanh toán quốc tế tiến hành lưu hồ sơ của giao dịch đã thực hiện.

Trong quy trình này khách hàng nên xuất trình chứng từ tại SGDI trước ngày quy định của L/C. Trong trường hợp trong L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu. Tuy nhiên khách hàng nên xuất trình chứng từ sớm hơn một vài ngày để thanh toán viên có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hiện có sự khác biệt thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung và sửa chữa phù hợp với quy định của L/C.

Cho đến nay, NHĐT&PTVN đã có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên con số đó chưa đủ cho hoạt động thanh toán xuất khẩu của NHĐT&PTVN nói chung và SGDI nói riêng. Các ngân hàng có quan hệ đại lý với NHĐT&PTVN chủ yếu tập trung vào những thị trường chính và trọng điểm như Châu Âu và Châu Á. Một số thị trường khác như Châu Mỹ Latinh và Châu Phi thì đang còn rất ít. Vì vậy khi tiến hành thông báo bộ chứng từ cho những lô hàng xuất sang thị trường này sẽ gây khó khăn cho SGDI khi kiểm tra tính chân thật của L/C cũng như đòi tiền các ngân hàng mà NHĐT&PTVN không có quan hệ đại lý.

Hoạt động thanh toán quốc tế được bắt đầu tại SGDI vào năm 1999. Đến năm 2000 SGDI đã mở cổng SWIFT trực tiếp ra nước ngoài để phục vụ tốt cho hoạt động thanh toán. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi SGDI đang tiến hành thực hiện công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, được Hội sở chính trang bị cho nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã góp phần giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế được phát triển. Tuy nhiên tại SGDI, dựa theo quy trình thanh toán thì rủi ro có thể xảy ra khi SGDI tiến hành cả hai nghiệp vụ là thông báo L/C và kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu.

Theo quy trình, khi tiếp nhận L/C từ ngân hàng mở thì nhiệm vụ của thanh toán viên là phải kiểm tra tính xác thực, tính chân thật của L/C xem đấy có phải là L/C giả hay không, và ngân hàng phát hành L/C có thực sự tồn tại hay không. Sỡ dĩ như vậy vì khi SGDI tiếp nhận L/C thì có thể bằng điện hoặc bằng thư.

- Nếu L/C gửi cho SGDI bằng điện SWIFT thì tính xác thực của L/C sẽ cao hơn và an toàn hơn cho SGDI bởi vì khi các ngân hàng tham gia vào mạng SWIFT là những ngân hàng có quan hệ mã khoá với nhau, và là những ngân hàng có thực. Tuy nhiên rủi ro vẫn có thể xảy ra với ngân hàng thông báo vì không thể kiểm tra được khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C cũng như ngân hàng thanh toán. Khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp tại SGDI và

chuyển cho ngân hàng phát hành L/C để được thanh toán nhưng trong thời gian này ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng thanh toán gặp khó khăn về tài chính hoặc hoạt động không có hiệu quả, không thể thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu. Trong khi đó nhà xuất khẩu đã thực hiện nghĩa vụ của mình là đã giao hàng đúng thời gian thoả thuận như trong hợp đồng cho nhà nhập khẩu. Rủi ro này xảy ra đối với khách hàng của SGDI và như vậy đây cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra rủi ro cho SGDI.

- Còn nếu như SGDI nhận được L/C chuyển tới bằng thư thì rủi ro đối với ngân hàng sẽ cao hơn. Yêu cầu đặt ra là phải xác nhận được chữ ký có hợp lệ không, nếu không rủi ro xảy ra khi SGDI tiến hành thông báo phải một L/C giả

Ví dụ: SGDI nhận được một L/C do ngân hàng Bank Negara Indonexia mở để nhập gạo trị giá 4.576.000USD, trong L/C có ghi ký hiệu mật giữa ngân hàng mở và ngân hàng thứ ba. Ngay ngày hôm sau, SGDI gửi điện tới ngân hàng thứ ba đề nghị ngân hàng này kiểm tra và xác nhận ký hiệu mật. Sau đó SGDI nhận được điện xác nhận ký hiệu mật nêu trong L/C là đúng nhưng điện xác nhận không có mã. SGDI lại yêu cầu ngân hàng này xác nhận lại ký hiệu mật bằng loại điện đúng yêu cầu. Cuối cùng, SGDI nhận được bức điện xác nhận có ký hiệu mật là đúng nhưng không phải từ ngân hàng thứ ba nói trên mà từ một ngân hàng khác và nội dung bức điện không rõ ràng. Khi được xác minh lại thì đây chính là một L/C giả.

Khi người xuất khẩu gửi tới SGDI bộ chứng từ để chuyển cho người nhập khẩu, thanh toán viên cũng có nhiệm vụ kiểm tra bộ chứng từ có phù hợp và đầy đủ như trong L/C yêu cầu hay không. Trong quá trình xem xét này đòi hỏi thanh toán viên cũng phải rất cẩn thận vì khách hàng có thể mắc một số lỗi về kỹ thuật. Những sai sót đó có thể từ những sai sót đơn giản như sai lỗi chính tả, sai địa chỉ, số lượng, đơn vị tính….đến những sai sót lớn như thiếu loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C và không thống nhất với nhau, hay hối phiếu ghi sai người ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát….Khi phát hiện ra sai sót trong bộ chứng từ của khách hàng gửi đến, SGDI sẽ thông báo tới khách hàng về những sai sót đó và yêu cầu khách hàng sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp khi SGDI đã thông báo cho khách hàng những lỗi đó mà khách hàng không sửa đổi, vẫn yêu cầu SGDI gửi bộ chứng từ tới cho người nhập khẩu, nếu bên nhập khẩu bắt lỗi bộ chứng từ và không thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên xuất khẩu, rủi ro sẽ có thể xảy ra cho nhà xuất khẩu và như vậy cũng gây ảnh hưởng đến uy tín của SGDI với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Khi sự cạnh tranh của các ngân hàng đang mạnh như hiện nay thì sự mất uy tín là mất mát lớn nhất, ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng. Trong thời gian qua SGDI đã gặp phải những bộ chứng từ xuất trình với các sai sót như sau:

- Hối phiếu ghi nhầm người bị ký phát:

Thư tín dụng không huỷ ngang số 36100 ILC 0600141, công ty xuất nhập khẩu than Việt Nam là người hưởng lợi đáng lẽ phải ký phát cho China Citic Industrial Bank, Xiamen thì lại ký cho người yêu cầu mở là Xiamen Huamin Import and Export Co.Ltd.

- Bộ chứng từ không hoàn hảo:

+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 18023 ILC 47135 thiếu một giấy chứng nhận xuất xứ và một giấy chứng nhận trọng lượng.

+ Bộ chứng từ thanh toán theo L/C số 23501 ILC 00045 thiếu một vận đơn gốc.

- Sai sót trên hoá đơn thương mại

Ngoài những lỗi chính tả về tên, địa chỉ, ký mã thiệu ,thiếu chữ ký trên hoá đơn thì người xuất khẩu còn lập hoá đơn thương mại với số tiền vượt quá số tiền

của thư tín dụng. Nếu vượt quá dung sai cho phép thì ngân hàng mở sẽ từ chối trả tiền.

Là ngân hàng tiến hành thông báo thư tín dụng thì yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đối với ngân hàng trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ là có mối quan hệ với các ngân hàng đại lý. Theo trình bày ở trên SGDI có quan hệ đại lý với một số ngân hàng thanh toán, tuy nhiên ở một số quốc gia khi SGDI chưa có quan hệ đại lý, hoặc có ít ngân hàng đại lý thì SGDI sẽ gặp khó khăn khi không có mối quan hệ với ngân hàng thanh toán. Song, tại một số nước các ngân hàng vẫn chưa có thiện chí trong việc hỗ trợ lẫn nhau, họ thường thiên về bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong nước cho nên đôi khi họ cố tình bắt lỗi bộ chứng từ để tránh rủi ro, làm cho bộ chứng từ sửa đổi nhiều lần gây tốn kém không những đối với người xuất khẩu mà còn cả đối với SGDI.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 37 - 44)