Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI NHĐT&PTVN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 29)

3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI.

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI NHĐT&PTVN

tín dụng chứng từ tại SGDI- NHĐT&PTVN

Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI chịu tác động bởi những nhân tố sau:

* Những nhân tố từ phía NHĐT&PTVN và SGDI.

- Công nghệ thanh toán của ngân hàng tuy đã được hiện đại hoá, đã áp dụng nhiều công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nó còn lạc hậu so với

các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Điều này sẽ làm cho việc truyền tin, nhận tin có thể gặp trục trặc, gây ra sự chậm trễ cho khách hàng, thông tin cập nhập sẽ không cao.

- Ngày càng có nhiều chi nhánh của NHĐT&PTVN có khả năng thực hiện thanh toán trực tiếp, do vậy cũng cạnh tranh với SGDI trong việc thu hút khách hàng. Đặc biệt trong thời gian qua, SGDI liên tục nâng cấp và thành lập thêm các chi nhánh mới nên đã chuyển bớt một phần lớn số lượng khách hàng trước kia có giao dịch với SGDI sang cho các chi nhánh thực hiện, nên đã phần nào làm giảm tới doanh số thanh toán của SGDI.

- SGDI nói riêng và NHĐT&PTVN nói chung đang phải cạnh tranh với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn Hà nội. Tại Hà nội có khoảng gần 100 chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Đặc biệt, việc mở rộng, ứng dụng các công nghệ mới và mở rộng mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, Techcombank, Eximbank…đã làm cho tính cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày càng cao.

- Đối tượng khách hàng của SGDI chủ yếu là các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động chủ yếu của SGDI với nhóm khách hàng này là cấp tín dụng, cho vay hoặc huy động vốn, hoạt động thanh toán không phải là hoạt động chính, vì vậy doanh số thanh toán đối với nhóm đối tượng khách hàng này không nhiều.

- Hoạt động thanh toán quốc tế mới được hình thành tại SGDI vào năm 1999, đã mở cổng SWIFT trực tiếp ra nước ngoài(2000). Vì thế đây cũng là một hoạt động mới tại SGDI, cán bộ và các thanh toán viên là những người trẻ tuổi, nhiệt tình trong công tác song vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp.

Trình độ nghiệp vụ của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam đang còn chưa chuyên nghiệp, vận dụng UCP500 còn hạn chế, chưa hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật buôn bán thương mại quốc tế thông qua phương thức tín dụng chứng từ. Chính vì vậy, họ có thể gặp rủi ro khi giao dịch với các đối tác nước ngoài; không tuân thủ quy định của UCP do vậy gặp sai sót khi lập bộ chứng từ, tạo điều kiện cho đối tác nước ngoài từ chối thanh toán, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chiết khấu bộ chứng từ.

* Nhân tố khách quan trên giác độ vĩ mô:

- Môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ còn chưa hoàn thiện, còn thiếu những điều kiện cần thiết để vận dụng UCP đạt hiệu quả cao. Hiện nay, một số văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn thực hiện nghiêp vụ chứng từ mang tính thống nhất cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn thiếu. Do vậy, các ngân hàng tự tạo cho mình một quy định riêng trên cơ sở của UCP500, các quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mỗi ngân hàng có sự khác nhau tuỳ theo trình độ và đặc điểm của mỗi ngân hàng.

- Khi nhà nước có những chính sách thương mại thúc đẩy hội nhập với nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Các văn bản quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam thay đổi đột ngột, chưa ổn định, đã gián tiếp làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.

- Từ khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực cũng gây ra một số bất lợi đó là các ngân hàng trong nước nói chung và NHĐT&PTVN nói riêng sẽ mất đi tính cạnh tranh so với các ngân hàng Mỹ.

- Tình hình kinh tế, chính trị không ổn định làm cho quan hệ buôn bán của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp khó khăn( một vụ bạo động làm

cho người xuất khẩu không giao được hàng và người nhập khẩu không nhận được hàng), qua đó làm ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng.

- Tỷ giá các đồng tiền mạnh biến động với biên độ cao, rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường EU, Mỹ càng khắt khe, tranh chấp thương mại có xu hướng tăng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp và từ đó cũng ảnh hưởng đến ngân hàng có quan hệ với những doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w