Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI-NHĐT&PTVN.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 37)

3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI.

3.2.3Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI-NHĐT&PTVN.

từ tại SGDI-NHĐT&PTVN.

Trong những năm qua, cùng với sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, NHĐT&PTVN đã mở rộng nhiều quan hệ với nhiều ngân hàng, các tổ chức tài chính trên thế giới và không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đặc biệt là các phương tiện thanh toán đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, những hoạt động này đã giúp ích rất nhiều cho SGDI trong việc thực hiện hoạt động của mình.

Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế mà SGDI chủ yếu thực hiện là phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức tín dụng chứng từ( TDCT). Trong ba phương thức trên thì phương thức TDCT được dùng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của SGDI. Phương thức TDCT được sử dụng phổ biến không chỉ vì những ưu điểm của nó mà vì phương thức này cũng khá phù hợp với điều kiện và tình hình của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại SGDI được thực hiện đối với cả hai hoạt động là thanh toán L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất khẩu.

* Đối với hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu:

Thanh toán L/C nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của SGDI. Hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán thu được

từ phương thức tín dụng chứng từ. Trong thời gian qua, số lượng L/C mở và thanh toán hàng nhập qua các năm được thể hiện như sau:

Bảng 10: Số lượng L/C nhập khẩu mở tại SDGI- NHĐT&PTVN

Đơn vị : Món

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Số L/C mở 820 1200 750 800 683

Số L/C thanh toán 800 1200 1166 1260 1046

( Nguồn: Phòng TTQT- SGDI)

Số lượng L/C nhập khẩu được mở ra hàng năm có xu hướng giảm dần. Năm 2002 tăng 46,3% so với năm 2001. Tuy nhiên từ 2003 trở đi, số lượng L/C được mở lại giảm 37,5% so với năm 2002. Năm 2004 có tăng nhưng không đáng kể và tới năm 2005 lại giảm khoảng 14,5% so với năm 2004. Nhìn chung số lượng L/C nhập khẩu mở trong khoảng thời gian này có xu hướng giảm,điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách của nhà nước ta trong thời gian này là hạn chế nhập khẩu,tăng cường xuất khẩu.

Trái với L/C mở, số L/C thanh toán nhập khẩu trong những năm qua nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2002 tăng 50% so với năm 2001; năm 2003 giảm xuống nhưng không đáng kể. Số lượng L/C thanh toán trong những năm qua liên tục tăng đã chứng tỏ được uy tín của SGDI ngày càng cao đối với các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trong cơ cấu L/C nhập khẩu được mở thì số lượng L/C thanh toán ngay là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn không chỉ số lượng L/C được mở mà cả trị giá thanh toán. Còn L/C trả chậm chiếm rất ít, chủ yếu được phát hành phục vụ cho các công

ty lớn, các tổng công ty chuyên nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất.

Bảng 11: Số lượng L/C nhập khẩu mở qua các năm

Đơn vị : Món

Năm Số lượng L/C nhập khẩu

Trả ngay Trả chậm Tổng 2001 760 60 820 2002 1120 80 1200 2003 700 50 750 2004 750 50 800 2005 603 80 683

(Nguồn: Phòng TTQT- SGDI- NHĐT&PTVN)

Cũng có thể đánh giá hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ qua trị giá L/C nhập khẩu như sau:

Bảng 12: Trị giá L/C nhập khẩu tại SGDI-NHĐT&PTVN

Đơn vị; 1.000USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

L/C mở 165.000 290.000 123.000 38.000 790.000

L/C thanh toán 140.000 150.000 225.300 140.000 459.000

% tăng giảm L/C mở - + 75,7% - 57,6% - 69% + 1.979%

% tăng giảm L/C thanh

toán - + 7,14% + 50,2% - 37,86% + 227,8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Phòng TTQT- NHĐT&PTVN)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mức tăng trưởng về doanh số L/C nhập khẩu chưa thực sự ổn định. Từ năm 2001 nền kinh tế nước ta phục hồi, tạo tiền đề cho bước phát triển ở các năm tiếp theo. Chính vì vậy, sang năm 2002 trị giá tăng 75,7% đối với L/C mở và 7,14% đối với L/C thanh toán. Trong hai năm (2003 và 2004) trị giá L/C nhập khẩu có xu hướng giảm xuống. Đối với L/C mở năm 2003 trị giá thanh toán là 123.000.000 USD giảm 57,6% so với năm 2002, năm 2004

giảm đột ngột xuống còn 38.000.000 USD tức là giảm tới 69%. L/C thanh toán cũng giảm đáng kể vào năm 2004 từ 225.300.000 USD xuống còn 140.000.000 USD) tức là giảm khoảng 37,86% so với năm 2003. Việc giảm sút L/C nhập khẩu là do nhiều nguyên nhân, đó là những nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội, nguyên nhân từ sự thay đổi cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán…Đồng thời trong thời gian này nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động, do đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu. Những diễn biến không thuận lợi đó đã là cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong cả nước giảm và làm cho trị giá thanh toán bằng phương thức TDCT tại SGDI cũng giảm xuống. Tuy nhiên bước sang năm 2005, đây là một năm mà hoạt động kinh doanh của SGDI đạt kết quả khá tốt, trong đó hoạt động thanh toán cũng đạt được kết quả vượt bậc. Mặc dù số lượng L/C mở không tăng nhưng trị giá thanh toán tăng khá mạnh( tăng tới 1.979%). Đối với L/C thanh toán thì cả số lượng lẫn trị giá thanh toán đều tăng lên. Đạt được kết quả này là do hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong năm nay tăng trưởng ngoạn mục trên tất cả các mặt hàng; là do nổ lực của tất cả cán bộ và nhân viên của SGDI.. Vì vậy đây cũng có thể được coi là năm thành công đối với hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Cụ thể hơn, ta có thể thấy trị giá L/C nhập khẩu mở và thanh toán cho từng thị trường thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 13: Trị giá L/C nhập khẩu mở và thanh toán cho từng thị trường

(Đơn vị: 1.000 USD)

trường Năm Mở Thanh toán Mở Thanh toán Mở Thanh toán Mở Thanh toán 2003 50.430 92.373 41.820 69.843 25.830 58.578 4.920 4.506 2004 16.340 58.800 12.160 46.200 9.120 32.200 380 2.800 2005 335.750 192.140 260.700 150.250 177.750 114.634 1.580 1.976 (Nguồn: Phòng TTQT- SGDI)

Qua bảng trên ta thấy trị giá L/C nhập khẩu mở và thanh toán cho thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số trị giá. Hoạt động mở L/C và thanh toán chủ yếu cho thị trường Châu Âu và Châu Á vì các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam luôn nhập khẩu máy móc và thiết bị cho sản xuất và phục vụ cho các dự án từ hai thị trường này là chủ yếu, tập trung nhập khẩu ở các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…Không những vậy, SGDI có quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các thị trường Châu Á và Châu Âu cũng khá nhiều, do vậy tỷ trọng trị giá L/C nhập khẩu mà SGDI tiến hành thanh toán cho thị trường Châu Á so với tổng trị giá L/C nhập khẩu thanh toán đã tăng lên từ 41% trong năm 2003 lên 42% trong năm 2004, đến năm 2005 có giảm xuống nhưng không đáng kể- còn 41,8%. Trị giá thanh toán cho thị trường Mỹ trong ba năm tăng qua có tăng giảm, nhưng nhìn chung trị giá có xu hướng tăng.

* Đối với hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu: Được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 14: Số lượng L/C xuất khẩu qua các năm

Đơn vị : Món

Năm Số lượng L/C xuất khẩu

Thông báo Đòi tiền Chiết khẩu Tổng

2001 140 330 80 550

2002 270 490 40 800

2003 250 400 50 700

2004 300 450 50 800

( Nguồn: Phòng TTQT- SGDI- NHĐT&PTVN)

Số lượng L/C xuất khẩu liên tục tăng dần qua các năm. Đến năm 2005 tăng 65,63% so với năm 2004- tức là tăng 525 món. Kết quả này có được là do xuất khẩu của nước ta năm 2005 tăng ngoạn mục, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong số L/C xuất khẩu, L/C thanh toán chiếm nhiều hơn so với L/C thông báo. Và như vậy, hoạt động chính của SGDI đối với hoạt động phục vụ xuất khẩu là đòi tiền và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

Trị giá L/C xuất khẩu tại SGDI được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Trị giá L/C xuất khẩu:

Đơn vị: 1.000USD

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

L/C thông báo 11.000 36.000 25.500 15.000 80.000

L/C đòi tiền 21.000 35.500 17.500 8.500 90.000

L/C chiết khấu 3.000 3.500 5.000 100 8.000

(Nguồn: Phòng TTQT- SGDI- NHĐT&PTVN)

Trong những năm qua, dưới nhiều biến động của tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu trong nước nói chung và với hoạt động của SGDI nói riêng. Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu trong 5 năm qua nhìn chung không ổn định, lúc tăng,lúc giảm. Trong cơ cấu L/C xuất khẩu thì L/C thông báo và đòi tiền là hai hoạt động thanh toán chủ yếu tại SGDI, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thanh toán. Đặc biệt trong năm 2005 do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt kết quả ngoạn mục, chính vì vậy mà trị giá thanh toán L/C xuất khẩu tại SGDI cũng tăng một cách đột biến. Với L/C thông báo tăng gấp 5 lần so với năm 2004; L/C đòi tiền tăng hơn 10 lần và L/C chiết khấu cũng tăng tới 8 lần.

Thông qua bảng số liệu dưới đây,ta cũng có thể nhận thấy trị giá L/C xuất khẩu và thông báo cho từng thị trường mà SGDI có quan hệ như sau:

Bảng 16: Trị giá L/C xuất khẩu thông báo và thanh toán cho từng thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Thị trường khác

Năm Thông

báo Thanhtoán Thôngbáo Thanhtoán Thôngbáo Thanhtoán Thôngbáo Thanhtoán

2003 6.375 9.225 10.200 6.975 8.160 4.725 765 1.575

2004 3.600 3.612 6.300 2.580 4.800 2.064 300 344

2005 18.400 42.140 33.600 31.360 27.200 22.540 800 1.960

Trong thời gian qua, uy tín của SGDI ngày càng được khẳng định, không những được khách hàng tin tưởng mà cả các ngân hàng có quan hệ đại lý cũng tin tưởng. Vì vậy mà trị giá L/C xuất khẩu thông báo và thanh toán cho thị trường Châu Âu và Châu Á luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn. Thị trường Châu Mỹ trị giá thanh toán và thông báo cũng có chiều hướng tăng dần, điều này một phần là do quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước ở Châu Mỹ ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quan hệ thương mại ngày càng nhiều.

Có thể nói rằng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ trong những năm qua tại SGDI khá thành công. Có được kết quả này là do uy tín của SGDI ngày càng được nâng cao, đã tạo dựng được niềm tin không chỉ đối với ban lãnh đạo của NHĐT&PTVN mà còn thể hiện hơn đối với các doanh nghiệp. Mối quan hệ của SGDI với nhiều khách hàng ngày càng được mở rộng. Ngoài các tổng công ty lớn thì còn có quan hệ với các doanh nghiệp như: Công ty may Chiến Thắng, Công ty dệt kim Đông Xuân; Công ty sữa Hà nội, Công ty XNK Intimex, Lilama..

Phải thấy một thực tế là tỷ trọng cũng như số lượng mở L/C của SGDI ngày càng tăng và luôn đứng đầu trong các chi nhánh của NHĐT&PTVN. Một trong những yếu tố có thể khiến cho SGDI đạt được kết quả trên là thái độ nhiệt tình phục vụ khách hàng của nhân viên , tinh thần làm việc nhiệt tình, chu đáo, cẩn thận và nhanh chóng của các thanh toán viên. Đồng thời do NHĐT&PTVN có một biểu phí phù hợp, thuận lợi và cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác cả nước.

Qua số liệu đã trình bày về trị giá thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu tại bảng số liệu 13 và 16 ta có thể nhận thấy thị trường thanh toán chủ yếu của SGDI là Châu Á, Châu Âu, trong đó thanh toán nhập khẩu bao giờ cũng lớn hơn so với thanh toán xuất khẩu. Tại thị trường Châu Á, trị giá thanh toán L/C xuất khẩu năm 2002 tăng 70,625% so với năm 2001, năm 2003 và 2004 bất ngờ giảm xuống, nhưng sang năm 2005 thì trị giá thanh toán tăng trở lại, tăng hơn 11 lần so với năm 2004. Do vậy, nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2001-2005 trị giá thanh toán L/C xuất khẩu tăng 32.540.000 USD. Trị giá thanh toán L/C nhập khẩu trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2002 tăng 15,18% so với năm 2001; năm 2003 tăng 64,95% so với năm 2002; năm 2005 tăng 3,27 lần so với năm 2004. Kết quả này có được là do các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị để phục vụ các dự án. Đa số máy móc thiết bị chủ yếu là nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…,ngoài ra còn nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực như Singapore, Thailan.

Tại thị trường Châu Âu, thanh toán nhập khẩu cũng luôn lớn hơn so với thanh toán xuất khẩu, năm sau cao hơn năm trước. Điều nhận thấy là trị giá thanh toán xuất khẩu có xu hướng tăng vì giai đoạn này nhà nước khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Trong khi đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

Tại thị trường Châu Mỹ, doanh nghiệp có quan hệ với thị trường này có xu hướng tăng, do vậy doanh số thanh toán của SGDI cho thị trường này cũng gia tăng theo.

Trong tổng giá trị thanh toán theo phương thức TDCT, SGDI chủ yếu thanh toán cho các mặt hàng là máy móc, thiết bị dùng cho xây dựng, xây lắp phục vụ cho các tổng công ty có uy tín.Giá trị của những mặt hàng này chiếm 40-45% tỷ trọng. Với chiến lược đa dạng hoá khách hàng, đặc biệt là với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như Công ty may Chiến Thắng, Công ty dệt kim Đông Xuân.. đã

làm cho trị giá thanh toán cho mặt hàng dệt may tăng, chiếm tỷ trọng từ 10-15% trong tổng số thanh toán.

Tóm lại, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT tại SGDI đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đó là do có sự quan tâm, đầu tư của ban lãnh đạo NHĐT&PTVN và của SGDI đã đề ra những chiến lược đúng đắn, có sự đổi mới sao cho nắm bắt kịp thời với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước. Qua đó đã nâng cao uy tín của SGDI trong toàn hệ thống và xa hơn sẽ nâng cao được uy tín của NHĐT&PTVN trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 29 - 37)