Các kiểu đặt kính.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiên văn học đại cương (Trang 103 - 104)

V. KÍNH THIÊN VĂN (TELESCOPES) (hay Kính viễn vọng)

3. Các kiểu đặt kính.

a) Lắp đặt phương vị (Altitude – Azimuth mount).

Trong cách này hai trục quay của kính được đặt theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Do vậy ta cĩ thể quan sát được thiên thể trong hệ tọa độ chân trời. Vì hệ này phụ thuộc nhật động nên chỉ cĩ thể dùng để quan sát nhất thời.

b) Lắp đặt xích đạo (Equatorian mount).

Trong cách này một trục của kính (gọi là trục cực) được đặt song song chính xác với trục trái đất. Trục vuơng gĩc với trục cực (gọi là trục nghiêng) sẽ song song với xích đạo trời và xích đạo trái đất. Cách lắp đặt này cho phép quan sát vật trong hệ tọa độ xích đạo 2, tức khơng phụ thuộc nhật động.

Cần chú ý vì trái đất quay nên ta phải lắp thêm mơtơđiều khiển kính ngược chiều quay trái đất để cĩ thể coi là trái đất đứng yên, khơng ảnh hưởng đến quan sát.

Bằng cách lắp đặt này ta cĩ thể chụp được ảnh thiên thể và cĩ thể quan sát thiên thể

một cách liên tục.

Ngồi ra, hiện nay với sự tiến bộ của ngành hàng khơng vụ trụ, người ta cĩ thểđặt kính

ở ngồi trái đất, do đĩ tránh được ảnh hưởng của khí quyển và vì vậy thu được nhiều thơng tin hơn. Chẳng hạn như kính viễn vọng Hubble của Mỹ (1990).

Chương 6

CÁC SAO

Sao là một vật thể phổ biến nhất trong vũ trụ. Sao là một quả cầu khí khổng lồ nĩng sáng, nơi vật chất tồn tại dưới dạng plasma và là các lị phản ứng hạt nhân tỏa ra năng lượng vơ cùng lớn. Mặt trời là một ngơi sao gần chúng ta nhất, đồng thời chi phối cuộc sống của chúng ta nhiều nhất. Do nĩng sáng và quá xa nên chúng ta khơng thể trực tiếp tiếp xúc

được với sao, mà chỉ cĩ thể nghiên cứu chúng thơng qua những thơng tin chính là bức xạ điện từ. Việc mơ tả các sao đều dựa trên các số liệu quan sát rồi lập ra các mơ hình vật lý và sau đĩ là kiểm chứng lại xem mơ hình cĩ thích hợp với số liệu quan sát mới hay khơng. Ngay cảđối với mặt trời các mơ hình hiện nay cũng vẫn cịn nhiều vấn đề chưa giải quyết

được. Để nghiên cứu về sao ta cần phải biết rất nhiều về vật lý và vật lý hiện đại. Trong khuơn khổ giáo trình này ta chỉ cĩ thểđề cập sơ lược một số vấn đề chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình thiên văn học đại cương (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)