trọng tài tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định ngày càng cụ thể và đầy đủ về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài, đặc biệt là Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, thay thế cho những văn bản quản lý nhà nước về trọng tài trước đó đã ban hành.
Hơn thế nữa, cùng với Pháp lệnh Trọng tài thương mại là các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 25/2004/NĐ - CP của chính phủ ngày 15/01/2004 quy định chi tiết việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ttrọng tài, Nghị quyết số 05/2003/ NQ - HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 31/07/2003 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
Qua đó, ta có thể thấy Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt Nam có cơ sở pháp lý rất thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, nhìn vào những con số thống kê dưới đây, ta sẽ thấy, Trọng tài thương mại quốc tế ở Việt Nam phát triển chưa thật tương xứng với điều kiện thuận lợi mà nó đang có.
Từ những năm 1990, Việt Nam đã có 6 trung tâm trọng tài cùng tồn tại bao gồm: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội, … nhưng tổng số vụ tranh chấp mà các trung tâm này giải quyết thì chỉ khoảng 150 vụ. Điều đặc biệt là 98 % số vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC.
Đối tượng tranh chấp thì chủ yếu là hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng dịch vụ với các vi phạm chủ yếu là không giao hàng, giao hàng không đúng hẹn…Ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, hiện có sáu Trung
tâm Trọng tài khác đang hoạt động đó là: Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu (Hà Nội), Trung tâm Trọng tài thương mại Hà Nội (Hà Nội), Trung tâm Trọng tài Viễn Đông (Hà Nội), Trung tâm trọng tài Quốc tế Thái Bình Dương (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh ), Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ (Thành phố Cần Thơ)
Năm 2000, tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC là 23 vụ.
Năm 2001, tổng số vụ tranh cháp được giải quyết tại VIAC là 16 vụ, nhưng chủ yếu là những vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Năm 2003, số vụ tranh chấp được giải quyết là 16 vụ.
Đặc biệt, năm 2006, sau 3 năm pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 đi vào cuộc sống, VIAC đã giải quyết được 23 vụ tranh chấp. Các tranh chấp chủ yếu là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng xây dựng,…các bên tranh chấp chủ yếu vẫn là các cá nhân, tổ chức của quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo…Tuy nhiên phần lớn các tranh chấp do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết, các Trung tâm Trọng tài còn lại hầu như giải quyết rất ít, có Trung tâm đến nay chưa giải quyết vụ nào.
Như vậy có thể thấy số vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ngày càng gia tăng, điều đó thể hiện những tín hiệu rất khả quan của trọng tài quốc tế Việt Nam.
Nhìn vào tiềm năng thì có thể thấy trọng tài Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển, nhưng thực tế thì trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
* Trọng tài thương mại ở Việt Nam còn chưa phát triển là bởi một số nguyên nhân sau:
1. Những quy định của pháp luật hiện hành
Còn thiếu sót, chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể các vấn đề cần quy định, có những vấn đề còn chưa thực sự đi vào cuộc sống, gây ra rất nhiều khó khăn
cho quá trình áp dụng thực tiễn của pháp luật vào cuộc sống. Pháp lệnh trọng tài năm 2003 ra đời đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của tình hình thực tế. Tuy nhiên, sau 6 năm đi vào thực tế, pháp lệnh đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý và thiếu những quy định cụ thể cần thiết.
2. Tập quán, thói quen thương mại
Ở đây, điều đầu tiên phải nói tới chính là do thói quen của các thương nhân Việt Nam. Họ tin tưởng vào tòa án hơn là trọng tài. Họ cho rằng chỉ có tòa án mới có thể giúp họ đòi được sự công bằng. Thêm vào đó, thương nhân Việt Nam chưa có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề chọn cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài. Do vậy mà thương nhân Việt Nam rất e dè mỗi khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
3. Trình độ trọng tài viên
Các trọng tài viên hiện nay đều là những người kiêm nhiệm trong các lĩnh
vực thương mại. Vì vậy, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp, ví dụ như yêu cầu về quy tắc tố tụng. Điều này một số trọng tài viên chưa nắm được. Cùng với đó, các tranh chấp ngày càng sâu và phức tạp, nhất là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hiện nay cũng tồn tại thực trạng có một số ít trọng tài viên chưa nắm chắc kiến thức pháp luật quốc tế bao gồm luật các nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sắp là thành viên. Nếu các trọng tài viên không nắm chắc các điều ước quốc tế đa phương, song phương hoặc những điều ước được ký kết khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu của việc trọng tài thương mại quốc tế chưa thực sự được phát triển ở Việt Nam. Để hạn chế tình trạng này và thúc đẩy hoạt động trọng tài tại Việt Nam, chúng ta cần phải có những thay đổi đúng đắn và hợp lý. Dưới đây là những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại
của hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế bằng trọng tài ở Việt Nam.